Triển lãm Từ bi và Trí tuệ: Tranh Thangka, đỉnh cao nghệ thuật của Himalaya

Triển lãm “Từ bi và Trí tuệ: Tranh Thangka, đỉnh cao nghệ thuật của Himalaya” lấy chủ đề về nghệ thuật Thangka của Bhutan, tập trung trưng bày các tác phẩm xuất sắc của ba họa sĩ Thangka nổi tiếng ở Bhutan, Họa sĩ Gyempo Wangchuk (1987-); Giáo viên Học viện Thangka Bhutan, ông Passang Tobgay (1984-); và Họa sĩ Thangka của Hoàng gia Bhutan, ông Tshewang Tenzin (1978-).

Tranh “Núi Tu Di” của Họa sĩ Tshewang Tenzin

Thangka: “Thang” có nghĩa là không gian, còn “ka” (kha) là tranh cuộn, tranh Thangka phải được tạo ra theo như quy cách được ghi chép trong các kinh điển Phật giáo. Trên không gian hạn chế của trang giấy, các họa sĩ đã biến hóa ra vũ trụ rộng lớn hoặc vũ trụ vi tế của thế giới Phật giáo, từ đó mô tả hàm ý của chư vị tôn giả và thế giới quan của Phật giáo. Quá trình vẽ Thangka chú trọng đến các khía cạnh như đo lường, đường nét, màu sắc, phủ vàng và khí thế… của bức tranh. Sáng tạo Thangka giống như nghi quỹ của thứ đệ tu hành, các họa sĩ phải tuân theo tỷ lệ, kỹ thuật và phương pháp nhất định để miêu tả lại thân Phật, nhưng về đường nét tô màu và bố cục nền, mỗi họa sĩ Thangka lại có kỹ thuật độc đáo của riêng mình giúp diện mạo tác phẩm càng thêm phong phú và đa dạng. Nghệ thuật Thangka của Bhutan đã khắc họa lại các câu chuyện thần thoại và lịch sử truyền thống của Vương quốc Bhutan, nó không chỉ kế thừa văn hóa bí ẩn lâu đời của đất nước này, mà còn cho phép người xem khám phá quá trình phát triển của nền văn hóa khu vực Himalaya.

Tranh “Phật Đà” của Họa sĩ Gyempo Wangchuk

Ông Gyempo Wangchuk, người được trao giải “不丹唐卡大師成就獎” (Tạm dịch: Thành tựu Bậc đại sư Thangka Bhutan) năm 2022, tác phẩm giúp ông đạt giải quán quân “Genyen Dorji-Dradul” cũng được trưng bày trong buổi triển lãm lần này. Bức tranh khổ lớn sử dụng màu khoáng tự nhiên để tạo ra gam màu tươi tắn, đồng đều và đa sắc, sắc thân Phật được dùng vàng nguyên chất để tô vẽ các đường nét, từ đó có thể thấy được chất liệu phong phú, tinh xảo, lấp lánh thu hút người nhìn; Ngoài ra, đây là lần đầu tiên ông Tshewang Tenzin, Họa sĩ Thangka của Hoàng gia Bhutan triển lãm tranh tại Đài Loan. Ông đã vẽ ba tác phẩm mới cho triển lãm lần này, trong đó “Núi Tu Di” (須彌山, Mount Meru) là đề tài vẽ Thangka đặc biệt hiếm thấy, bức tranh đã thể hiện được vũ trụ quan của Phật giáo Kim Cương Thừa và kỳ vọng về trí tuệ Tính Không; Bên cạnh các tác phẩm của hai Họa sĩ Gyempo và Tshewang, những bức Thangka của Họa sĩ Passang Tobgay cũng đã kết hợp được hai yếu tố truyền thống và sáng tạo, bố cục nền của các bức tranh thường sử dụng màu sắc tươi sáng, các đường nét trang trí cũng được đơn giản hóa, khiến tác phẩm Thangka của ông hiện ra với diện mạo trẻ trung của nghệ thuật đương đại.

Tranh “A Di Đà” của Họa sĩ Passang Tobgay

Vài năm trở lại đây xu hướng sưu tầm nghệ thuật Himalaya đang được thịnh hành. Thangka vốn là loại hình nghệ thuật tôn giáo, giờ đây cũng dần được liệt vào danh sách nghệ thuật đỉnh cao trên toàn thế giới, và được các nhà sưu tầm, các viện bảo tàng mỹ thuật săn đón. Buổi triển lãm “Từ bi và Trí tuệ: Tranh Thangka, đỉnh cao nghệ thuật của Himalaya” hy vọng có thể giúp cho người dân Đài Loan mở mang kiến thức về loại hình nghệ thuật của dãy Himalaya và ý nghĩa sâu sắc của nội dung các bức tranh. Những tác phẩm được trưng bày không chỉ là sự sáng tạo nghệ thuật văn hóa lớn nhất của khu vực Himalaya, mà nó còn gửi gắm hy vọng khiến cho người xem cảm nhận được sự bình yên và an lành từ tâm từ bi và trí tuệ.

  • Triển lãm: Từ bi và Trí tuệ: Tranh Thangka, đỉnh cao nghệ thuật của Himalaya
  • Họa sĩ: Gyempo Wangchuk, Passang Tobgay, Tshewang Tenzin
  • Thời gian: 2024/1/20 (Thứ bảy) – 3/30 (Thứ bảy)
  • Địa điểm:Phòng Triển lãm Đan Chi Bảo (Tansbao Gallery), Taipei, Taiwan
  • Mở cửa:12:00-18:00

Ảnh 4: “Medicine Buddha” của Gyempo Wangchuk

Ảnh 5: “Genyen Dorji-Dradul” của Gyempo Wangchuk

Ảnh 6: “Vajravarahi” của Gyempo Wangchuk

Ảnh 7: “God of Compassion” của Tshewang Tenzin

Ảnh 8: “Mandala of the God of longevity” của Tshewang Tenzin

Ảnh 9: “Vajravarahi” của Gyempo Wangchuk

Ảnh 10: “Zambala” của Passang Tobgay

Ảnh 11: “Green Tara” của Passang Tobgay

Phật sự Tản Viên biên dịch

Nguồn tham khảo: Art Emperor

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares