Thiền chính niệm được đưa vào trong giáo dục ở Nhật Bản

Nhận thức về chính niệm của người Nhật ngày càng được nâng cao và phổ biến, nó có mặt ở trong nhiều hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây. Tại một ngôi trường THCS ở thành phố Fukuoka, ban lãnh đạo trường đã quyết định đưa thiền định vào lớp học, giúp các em học sinh nâng cao tinh thần tập trung và chuẩn bị sẵn sàng lên lớp.

Học sinh lớp 8 tại trường THCS Naka ở Fukuoka thiền trước giờ học

Trường THCS Naka thành phố Fukuoka ở Nhật Bản, một bạn lớp trưởng lớp 8 đang hướng dẫn cả lớp thực hành một bài thiền ngắn trước khi vào lớp. Các học sinh bắt đầu ngừng nói chuyện, chỉnh sửa lại tư thế ngồi, nhắm mắt lại, tạo nên một bầu không khí yên lặng trong lớp học. Ngay khi tiếng chuông vào lớp reo lên, tất cả học sinh cùng đồng thanh hô: “Chúng em sẵn sàng vào học” và lớp học chính thức bắt đầu.

Tại ngôi trường này, học sinh sẽ ổn định chỗ ngồi ba phút trước khi lớp học bắt đầu và thiền định một phút trước khi vào học. Một bạn học sinh nữ, 14 tuổi, chia sẻ: “Giờ ra chơi, học sinh chúng em sẽ rất ồn ào, nhưng sau khi thiền xong chúng em sẽ bình tĩnh lại và chuẩn bị vào lớp”

Một giáo viên 42 tuổi tin rằng phương pháp tập luyện này giúp tinh thần các em bình tĩnh và đầu óc minh mẫn hơn.

Trường THCS Naka ở Fukuoka, Nhật bản

Tại các thành phố khác ở Nhật Bản, một số trường học cũng áp dụng phương pháp truyền thống thiền trước lớp học. Ủy ban Giáo dục tỉnh Shizuoka thậm chí còn làm một video đào tạo giáo viên tập thiền trước khi lên lớp. Một quan chức cho biết thiền có thể giúp “nâng cao khả năng tập trung của học sinh” và ủy ban giáo dục cũng có kế hoạch khuyến khích nhiều trường học áp dụng phương pháp này.

Nhận thức về chính niệm đối người Nhật Bản không chỉ dừng ở việc ngồi thiền trước giờ học. Đối với họ, thiền là một thái độ thấm nhuần vào mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của con người như tắm rửa, nấu nướng, dọn dẹp, làm việc, uống trà, v.v.

Ví dụ, trong suốt 12 năm giáo dục từ tiểu học đến THPT ở Nhật Bản, việc dọn dẹp và vệ sinh là một phần của cuộc sống học đường thường ngày. Trong một văn phòng, các đồng nghiệp sẽ nói với nhau “Cảm ơn vì đã làm việc chăm chỉ” như một lời cảm ơn. Sau khi đưa danh thiếp của bản thân cho một ai đó, đối phương thường sẽ xem xét kỹ càng thay vì bỏ luôn vào túi.

Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn, người sáng lập Liệu pháp Giảm căng thẳng dựa trên chính niệm, tin rằng mục đích của những nghi thức này là nâng cao nhận thức của chúng ta và chú ý đến một số “điều mà chúng ta thường không nghĩ đến”. Những nghi thức này giúp chúng ta nhận thức được mình đang ở đâu và đang làm gì ngay lập tức, thay vì giống như lái một chiếc xe ô tô tự động, hành động trong vô thức và chỉ chờ tan học hoặc chờ chuông reo báo hết giờ.

Sư thầy Xuyên Thượng Cao Sử (Takashi Kawakami) chùa Diệu Tâm (Myoshinji) ở Kyoto trong một buổi phỏng vấn với báo BBC đã chia sẻ “Hàng nghìn năm qua, chính niệm vẫn luôn là một phần của truyền thống Phật giáo.” Ngay từ thời Liêm Thương (Kamakura ) (1185-1333), Phật giáo Thiền tông đã được áp dụng phổ biến trong tầng lớp võ sĩ samurai và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nghệ thuật, trà đạo, minh họa và nghệ thuật làm vườn. Cho đến thời kỳ Edo (1603-1868), Thiền tông đã phổ biến hơn và đi vào đời sống của nhân dân.

Phật sự Tản Viên biên dịch

Nguồn: Buddhist Door

Loading

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares