Cách chính niệm giúp bạn tăng năng suất công việc

Chính niệm

Chính niệm chỉ việc nhận thức cảm xúc của bản thân một cách không phán xét, chỉ tập trung vào thứ cần tập trung trong thời điểm hiện tại. Các nghiên cứu tâm lý và tâm thần học đã chỉ ra rằng chính niệm có thể giúp cải thiện lực chú ý và sức tập trung của bạn.

Để bản thân chìm sâu vào trạng thái làm việc hay việc chỉ tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất mà không bị gián đoạn hay sao lãng là một yếu tố quan trọng giúp việc hiệu quả, nhưng đa phần mọi người đều gặp khó khăn trong việc giữ trạng thái ổn định này. Nếu bạn cũng gặp vấn đề tương tự, hãy thực hành chính niệm để đạt được trạng thái mục tiêu đó. Ngày nay, cụm từ “chính niệm” nổi lên như một trend (xu thế) phổ biến, tuy nhiên, cũng có các nghiên cứu cho thấy nó thực sự có lợi cho công việc của bạn. Bí quyết là chúng ta phải biết cách tập luyện và khai thác chính niệm ngay cả khi ngồi trong văn phòng.

Mối liên hệ giữa chính niệm và sự tập trung

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, dù bạn vẫn còn đi học hay đã tham gia làm việc thì chính niệm đều có tác dụng cải thiện lực chú ý và sức tập trung của bạn. Các nghiên cứu tâm lý và tâm thần học đã chỉ ra rằng chính niệm – chỉ việc nhận thức cảm xúc của bản thân một cách không phán xét, chỉ tập trung vào thứ cần tập trung trong thời điểm hiện tại – không chỉ là các bài tập thở hay các bài tập mang tính tâm linh. Nó là một khái niệm cụ thể và có những ứng dụng thực tế hữu ích giúp điều trị trầm cảm, căng thẳng và lo lắng, đặc biệt là khi bạn bị choáng ngợp, quá tải và cần lấy lại bình tĩnh.

Chính niệm
Photo by Glenn Carstens-Peters on Unsplash

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), lý do chính niệm có hiệu quả trong các trường hợp trên là do việc tập trung vào suy nghĩ và cảm xúc của chính bạn trong vài phút có thể làm giảm phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng. Định luật Yerkes-Dodson (một mô hình tâm lý) cho thấy một chút căng thẳng có thể trở thành động lực giúp bạn làm việc tốt hơn, nhưng căng thẳng quá độ thì không tốt cho sức khỏe, vì vậy biết cách tự điều chỉnh là chìa khóa để duy trì sự cân bằng và không để mức độ căng thẳng của bạn lên đến đỉnh điểm.

Cách thực hành chính niệm ngay tại nơi làm việc

Các nghiên cứu hiện nay thường tập trung vào “thiền chính niệm”, một phương pháp rèn luyện tinh thần bao gồm việc hít thở sâu và nhận thức được cơ thể cũng như suy nghĩ của chính mình. Điều này nghe thì có vẻ phức tạp và có vẻ khó mà thực hành được ở ngay trong văn phòng, nhưng cũng giống như việc giãn cơ vậy, bạn có thể kết hợp thực hành chính niệm ở bất cứ đâu mà không thu hút quá nhiều ánh nhìn của người khác. Không cần nến cũng chẳng cần chuông xoay, bạn chỉ cần nắm rõ kỹ thuật là có thể thực hành chính niệm.

Theo Mayo Clinic, bạn có thể thực hành chính niệm bằng cách tập trung vào thế giới xung quanh trong giây lát, điều này dễ thực hiện hơn rất nhiều tại nơi làm việc so với việc nhắm mắt và tập thở trong 5 phút. Nếu bạn khó tập trung, hãy thử ăn một món ăn nhẹ yêu thích và chăm chú vào mùi, vị và cảm giác của bạn khi thưởng thức nó. Bạn có thể nhìn ra ngoài cửa sổ, vừa ngắm cảnh vừa khi hít thở sâu, hay quan sát một chú chim, những người băng qua vỉa hè, những đám mây, bất cứ thứ gì—và xem xét từng thứ một, tập trung vào cảm xúc của bạn trong khoảnh khắc ấy. Hãy nghĩ về điều gì đó khác ngoài công việc để làm việc hiệu quả hơn khi quay trở lại với công việc.

Tất nhiên, nếu có thể, bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập thở và thiền. Hãy cố gắng tìm một nơi thoải mái và kín đáo như phòng họp, phòng nghỉ trống, hay thậm chí là bàn làm việc của bạn. Nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu và tập trung vào hơi thở khi chúng di chuyển vào và ra khỏi cơ thể bạn trong vòng một đến hai phút. Dần thả lỏng cơ bắp của bạn và hãy thử lại từ đầu nếu bỗng nhiên bất kỳ suy nghĩ tiêu cực hoặc ý nghĩ căng thẳng nào xuất hiện.

Có nên sử dụng các ứng dụng thực hành chính niệm?

Hiện nay, trên thế giới đang phổ biến một số ứng dụng hướng dẫn thiền chính niệm trực tuyến. Tuy nhiên, để có thể thực hành chính niệm một cách chuẩn xác, có được nhiều lợi ích nhất, bạn nên tìm đến và học hỏi từ những người Thầy (nhà tu hành) có kinh nghiệm trong việc tu thiền lâu năm.

Phật sự Tản Viên biên dịch

Nguồn: Life Hacker

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares