Xây dựng & phát triển đội ngũ vững mạnh với chính niệm

Chính niệm giúp cải thiện hiệu quả và hiệu suất của quá trình đưa ra quyết định trong team nhờ giảm sự đồng thuận giả tạo

Kẻ thù của nhà quản trị khi xây dựng đội ngũ

Đằng sau một doanh nghiệp thành công là một đội ngũ tuyệt vời, một đội ngũ xuất sắc là nền tảng cho sự hưng thịnh của doanh nghiệp. Đây là một sự thật bất biến đối với những công ty khởi nghiệp và cả các tập đoàn đa quốc gia.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng một đội ngũ tinh nhuệ, các nhà quản lý thường phải đối mặt với một kẻ thù thầm lặng: sự đồng thuận giả tạo. Hiện tượng này xảy ra khi các thành viên trong team (đội ngũ, đội nhóm) lầm tưởng rằng mọi người đều có chung quan điểm và cảm xúc với mình, khiến những bất đồng tiềm ẩn bị che lấp bởi sự đồng thuận mang tính bề mặt.

Những hạn chế trong việc trao đổi một cách cởi mở trong team có thể làm cho sự sáng tạo và những góc nhìn đa chiều bị kìm hãm, khiến tiềm năng của đội ngũ không được phát huy ở mức tối đa.

Một nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ Marcus Selart tại Trường Đại học Thương mại Na-uy) đã đưa ra một phương pháp tiềm năng cho vấn đề này: chính niệm.

Vì sao chính niệm giúp xây dựng và phát triển đội ngũ tốt hơn?

Tiến sĩ Marcus Selart đã xem xét tác động của chính niệm trong việc giảm sự đồng thuận giả tạo ở 5 yếu tố cốt lõi khi đội ngũ đưa ra những quyết định quan trọng: sự cởi mở, mức độ tham gia thảo luận, sự trao quyền, quản lý, giải quyết xung đột, và độ chấp nhận đối với sự mơ hồ.

  • Sự cởi mở (Open-mindedness)

Theo Selart, chính niệm thúc đẩy sự cởi mở và đón nhận trong tư tưởng, giúp mỗi thành viên của đội nhóm dễ đón nhận những ý kiến và cái nhìn rộng hơn. Điều này giúp đội ngũ của bạn không bị hạn chế và bó hẹp trong chỉ một hay một vài nhận định trước mỗi vấn đề.

  • Độ tham gia (Participation)

Chính niệm giúp “kích hoạt” lòng đồng cảm và vị tha, từ đó dễ dàng khuyến khích các thành viên tham gia thảo luận và đóng góp một cách tích cực hơn. Điều này giúp quá trình đưa ra quyết định của đội nhóm có thêm nhiều cái nhìn và ý tưởng phong phú, sáng tạo.

  • Sự trao quyền (Empowerment)

Chính niệm giúp các cá nhân nhận thức thực tại tốt hơn và giảm thiểu sự chấp trước vào ham muốn “chứng tỏ mình luôn đúng”, từ đó hạn chế được sự “thống trị” của một hoặc một vài cá nhân trong quá trình đưa ra quyết định nhóm.

  • Quản lý xung đột (Conflict management)

Chính niệm giúp các cá nhân nhận biết và điều chỉnh cảm xúc của mình tốt hơn khi có sự bất đồng ý kiến. Khả năng này giúp ngăn chặn sự leo thang căng thẳng và giúp các cuộc thảo luận mang tính xây dựng hơn.

  • Thấu hiểu khác biệt và sẵn sàng đối mặt với những điều không chắc chắn (Value and ambiguity tolerance)

Chính niệm giúp các cá nhân “nuôi dưỡng” thái độ chấp nhận đối với tính mơ hồ và những điều chưa biết. 

Tài liệu tham khảo

Selart, M., Schei, V., Lines, R., & Nesse, S. (2020). Can mindfulness be helpful in team decision-making? A framework for understanding how to mitigate false consensus. European Management Review. https://doi.org/10.1111/emre.12415

          Phật sự Tản Viên lược dịch

                                                               Nguồn tham khảo: SSoar

Loading

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares