Trung ương GHPGVN tổ chức lễ tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963 – 2023)

Sáng ngày 7/6/2023 (nhằm ngày 20/4 ÂL), Trung ương GHPGVN đã phối hợp cùng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức Đại lễ tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân tại Việt Nam Quốc Tự (Q.10 – TP.HCM).

Trung ương GHPGVN tổ chức lễ tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963 – 2023)

Đức Pháp chủ GHPGVN cùng chư vị giáo phẩm HĐCM, HĐTS đỉnh lễ giác linh 60 ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

Buổi lễ có sự quang lâm chứng minh của Trưởng lão HT. Thích Trí Quảng – Đức Pháp chủ GHPGVN, HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN, cùng chư Tôn cùng chư Tôn đức Hội đồng Trị sự, Ban, Viện T.Ư, Văn phòng II T.Ư, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn, Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện, Tăng Ni và Phật tử các tự viện TP.HCM đồng về tham dự.

Về phía lãnh đạo các cơ quan có ông Nguyễn Hồ Hải – Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Trần Xuân Điền – Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP.HCM; bà Phan Kiều Thanh Hương – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan T.Ư và TP.HCM, cùng Chính quyền các cấp sở tại.

Tại Đại lễ, HT. Thích Lệ Trang – UV Thường trực HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM đã cung tuyên tiểu sử Bồ-tát Thích Quảng Đức.

Hòa thượng Thích Lệ Trang thay mặt BTC cung tuyên tiểu sử

Trung ương GHPGVN tổ chức lễ tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963 – 2023)

Di ảnh Bồ-tát Thích Quảng Đức được tôn trí tại hội trường

Hòa thượng Thích Quảng Đức (Thế danh là Lâm Văn Tuất), sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 7 tuổi, Ngài được song thân cho xuất gia thụ giáo với Hòa thượng Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm, trụ trì chùa Long Sơn, thuộc dòng thiền Chúc Thánh. Ngài thọ giới Sa Di năm 15 tuổi, năm 20 tuổi thọ giới Tỳ Khiêu và Bồ Tát, được Hòa thượng Bổn sư ban pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hành Pháp, pháp hiệu Quảng Đức. Năm 1963, phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam nổi lên nhằm mục đích đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, chính sách kỳ thị tôn giáo và đàn áp Phật tử. Ngài quyết định thực hiện tâm nguyện thiêu đốt nhục thân để cúng dường chư Phật và bảo vệ Đạo pháp trường tồn.

Ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão (tức ngày 11/6/1963), trước sự chứng kiến của đông đảo Tăng Ni và Phật tử, tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám), Hòa thượng Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân, tạo nên ngọn lửa thiêng chấn động dư luận toàn cầu lúc bấy giờ. Sau sự kiện đó, Ngài để lại Trái Tim Bất Diệt cho hậu thế và trở thành biểu tượng tinh thần cho tự do, hòa bình và hạnh phúc.

Thay mặt Trung ương GHPGVN, Hoà thượng Thích Thiện Nhơn thành kính dâng lời tưởng niệm lên Bồ-tát Thích Quảng Đức. Lời tưởng niệm nêu cao tinh thần hy sinh cao cả của Bồ-tát Thích Quảng Đức. Ngài đã lấy tình thương để xóa bỏ hận thù, hóa giải bất công, góp phần thành công cho cuộc đấu tranh đòi bình đẳng và tự do tín ngưỡng

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn dâng lời tưởng niệm

Tưởng nhớ về một sự kiện lịch sử Pháp nạn năm 1963, Đức Pháp Chủ GHPGVN đã bồi hồi cảm niệm về sự kiện năm ấy, hình tượng của Bồ-tát Thích Quảng Đức lấy thân mình để thắp lên ngọn lửa thiêng, nêu cao tinh thần vô úy, từ bi của bậc thượng sĩ xuất trần khi đứng trước tồn vong của Đạo pháp và Dân tộc.

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chia sẻ

Trong giờ phút trang nghiêm và thiêng liêng, Đức Pháp Chủ, Hòa thượng Chủ tịch, Trưởng lão Hoà thượng Thích Như Niệm thành kính tưởng niệm dâng hương cúng dường, đỉnh lễ Giác linh, tụng Bát-nhã tâm kinh và Tứ hoằng thệ nguyện, truy tán công hạnh Bồ-tát Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân và chư Thánh tử đạo hy sinh thân mình cho đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Phật sự Tản Viên tổng hợp

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares