Trung Quốc Áp Dụng Công Nghệ Bảo Vệ Di Sản Mạc Cao Đôn Hoàng

Công nghệ mô phỏng môi trường và số hóa đang được áp dụng để bảo vệ nghệ thuật Phật giáo cổ đại tại các động Mạc Cao ở Đôn Hoàng, Trung Quốc.

Công nghệ mô phỏng môi trường và nhân bản kỹ thuật số là những công nghệ mới hiện đang được áp dụng để bảo vệ các hang đá Mạc Cao tại Đôn Hoàng. Quần thể hang động hơn 1600 năm tuổi này nằm trong sa mạc Gobi tại thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc và đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới.

Phòng thí nghiệm đa năng về bảo vệ di sản ra đời

Trong nhiều thập kỷ qua, để tránh các tác động gây hại do yếu tố tự nhiên và yếu tố con người, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm cách bảo vệ di sản văn hóa Mạc Cao, nơi lưu trữ một bộ sưu tập đồ sộ bao gồm các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo được khắc trên những vách đá.

Phòng thí nghiệm mô phỏng đa năng (multi coupling lab) về bảo vệ công trình bích họa và di tích cổ dưới sự quản lý của Học viện Đôn Hoàng đã được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2020. Đây là phòng thí nghiệm mô phỏng đa năng đầu tiên  ở Trung Quốc được sử dụng trong việc bảo tồn di tích văn hóa

Công nghệ mô phỏng môi trường và số hóa đang được áp dụng để bảo vệ nghệ thuật Phật giáo cổ đại tại các động Mạc Cao ở Đôn Hoàng, Trung Quốc.
Nguồn: internet

Chức năng của phòng thí nghiệm

Phòng thí nghiệm có diện tích 16.000 mét vuông, nằm ở thành phố Đôn Hoàng. Nó có khả năng mô phỏng bốn mùa cũng như sự xói mòn do gió, mưa và tuyết mà các di tích có thể phải trải qua trong môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, nó cũng có thể mô phỏng nhiệt độ trong khoảng từ -30 đến 60 độ C và độ ẩm tương đối dao động từ 10 đến 90%.

Các nhà nghiên cứu không chỉ tìm hiểu mẫu đất tại địa phương, mà còn mang các mẫu đất từ các di sản ở các khu vực khác như thành phố Tây An ở tây bắc và tỉnh Tứ Xuyên ở tây nam Trung Quốc đến phòng thí nghiệm. Học viện đã hợp tác với các tổ chức học thuật như Đại học Oxford và Đại học Tây Bắc Trung Quốc trong một thử nghiệm mang tính quốc tế được thực hiện đồng thời ở các khu vực khác nhau. 

Theo đánh giá của học viện, với môi trường được kiểm soát trong điều kiện tiêu chuẩn, phòng thí nghiệm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ di sản văn hóa trên toàn quốc

Dự án số hóa để bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật

Học viện Đôn Hoàng hiện cũng đang sử dụng công nghệ kỹ thuật số để lưu trữ tất cả những bức tranh và tác phẩm điêu khắc trong các hang động Mạc Cao nhằm bảo tồn vĩnh viễn các di tích trong cơ sở dữ liệu.

Học viện Đôn Hoàng bắt đầu dự án số hóa vào những năm 1990 để tạo ra những phiên bản kỹ thuật số của các động Mạc Cao và nhiều ngôi chùa trong hang động khác, vì vậy mà nguồn tài nguyên văn hóa kỹ thuật số khổng lồ cũng đã được tích lũy. Với công nghệ kỹ thuật số, các bức bích họa, hang động, tác phẩm điêu khắc và các di sản văn hóa tuyệt đẹp khác đã được tái tạo, từ đó có thể chia sẻ trên toàn thế giới.

Phật sự Tản Viên biên dịch

                                                     Nguồn tham khảo: Bastille Post Global

Loading

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares