Tác phẩm “Tam giới cửu địa đồ” của Phật giáo mô tả vũ trụ dưới con mắt Đức Phật

“Tam giới cửu địa đồ” được các học giả Trung Quốc tìm thấy trong động tàng kinh vào năm 1997. Hồ Đồng Khánh, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đôn Hoàng, tin rằng đây không chỉ là bản đồ Tam giới cửu địa đầy đủ và lâu đời nhất trên thế giới, mà còn là bản đồ đầy đủ và lâu đời nhất của Tam thiên Đại thiên thế giới trong Phật giáo.

Tác phẩm “Tam giới cửu địa đồ” này được vẽ dựa trên miêu tả trong “Luận Câu-xá” do Pháp sư Huyền Trang dịch vào thời nhà Đường (tác phẩm của một luận sư Ấn Độ, ngài Bồ Tát Thế Thân viết vào khoảng thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 5).

Ảnh internet

Đây là một tài liệu nghiên cứu Phật giáo rất quý giá, thường được các đệ tử của Pháp sư Huyền Trang sử dụng làm tư liệu hình ảnh khi truyền bá giáo lý Câu-xá.

Theo ông Hồ Đồng Khánh, trước năm 1997, chưa có ai nghiên cứu tác phẩm này, hiện bản gốc của bức tranh đang được bảo tồn trong Thư viện Quốc gia Pháp tại Paris. Qua nghiên cứu vi phim (microfilm), ông phát hiện ra rằng bức tranh này được vẽ cách đây khoảng 1.000 năm, vào cuối thời Đường hoặc thời Ngũ Đại, khoảng từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên.

Tam giới cửu địa là gì?

Trong Phật giáo, “Tam giới” gồm có Dục giới (chỗ ở của các loại chúng sinh chưa ly dục, còn tạp phiền não và các uẩn sai biệt ), Sắc giới (chỗ ở của các loại chúng sinh đã ly dục, nhưng còn tạp phiền não và các uẩn sai biệt) và Vô sắc giới (chỗ ở của các loại chúng sinh đã ly dục và sắc, song cũng còn tạp phiền não và các uẩn sai biệt).

Tam giới tổng cộng có chín cõi (cửu địa), trong đó Dục giới chiếm một cõi, Sắc giới và Vô sắc giới mỗi giới chiếm bốn cõi, gồm Sơ thiền Ly sinh hỷ lạc địa, Nhị thiền Định sinh hỷ lạc địa, ….

Hình ảnh đầy đủ của “Tam giới cửu địa đồ”:

Bản gốc của “Tam giới cửu địa đồ” là một bức tranh cuộn khổ dọc, khắc họa Hư không, Phong luân, Thủy luân, Kim luân, Địa ngục, Cửu sơn bát hải, Tứ Đại châu, Nhật cung, Nguyệt cung, Viên sinh thụ, Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, v.v.

Trong đó, địa ngục nằm trên Kim Luân và dưới Cửu sơn bát hải. Luận câu-xá nói rằng, Viên sinh thụ “có hương thơm tuyệt diệu, theo gió tỏa hương khắp trăm dặm”. Tương truyền, Đức Phật từng vì thân mẫu mà thuyết pháp trên cung Trời Đao Lợi trong lúc nhập định dưới gốc cây này suốt 3 tháng.

Ngoài việc khắc họa thế giới quan cũng như các hoạt động của con người như ăn, mặc, ở, đi lại, kích thước của nhật nguyệt tinh thần (mặt trời, mặt trăng, và các vì sao), sự thay đổi ngày đêm và bốn mùa, …, bức tranh này còn giải thích vũ trụ quan trong Phật giáo từ góc độ vi mô đến vĩ mô.

Phật sự Tản Viên biên dịch

Nguồn: Buddhist Door

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares