Tác dụng của thiền: Giảm cơn thèm ăn quá độ

Cơn thèm ăn

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Kỹ thuật Munich ở Đức cho thấy thiền không chỉ giúp làm giảm căng thẳng mà còn làm giảm cơn thèm ăn quá độ do stress gây ra.

Mối liên hệ của thiền định và cơn thèm ăn

Các nhà nghiên cứu đã mời 66 người có khuynh hướng “thèm ăn quá độ do căng thẳng” và chưa bao giờ tiếp xúc với thiền định tham gia vào một thực nghiệm kéo dài 31 ngày. 66 người này được phân ngẫu nhiên vào hai khóa học kéo dài một tháng: khóa thiền (nhóm thực nghiệm) hoặc khóa học giáo dục sức khỏe (nhóm đối chứng). Họ được đánh giá hành vi và chụp MRI não khi bắt đầu và kết thúc thực nghiệm.

Cơn thèm ăn

Nghiên cứu cho thấy, thiền có thể cải thiện chính niệm của các đối tượng trong nhóm thực nghiệm một cách đáng kể, đồng thời thay đổi mối liên hệ giữa các khu vực trong não của họ như vùng dưới đồi (trung tâm điều chỉnh hoạt động nội tạng, cảm xúc và các chức năng khác của cơ thể), hệ thống khen thưởng (the mesocorticolimbic circuit), và mạng mặc định (the default network) của não bộ, từ đó làm giảm cơn thèm ăn quá độ của họ.

Ăn trong chính niệm để giảm cơn thèm ăn

Kết quả cho thấy, việc thực hành thiền có thể khiến đối tượng nhận thức rõ hơn về trạng thái hiện tại của cơ thể, tâm trí và môi trường, đồng thời duy trì thái độ không phán xét, từ đó giảm tình trạng căng thẳng và cải thiện cơn thèm ăn.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports vào cuối tháng 3. Đối với những người theo đuổi lối sống cân bằng và lành mạnh, thiền tập chắc chắn là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Thầy Thích Nhất Hạnh, người đã thúc đẩy việc thực hành chính niệm trong nhiều năm, từng chủ trương rằng “ăn uống trong chính niệm” không chỉ có lợi cho bản thân mà còn có lợi cho trái đất. Ngài nhấn mạnh, khi ăn, bạn phải biết mình đang ăn, chẳng hạn khi bạn cho một miếng trái cây vào miệng, bạn có thể nhận thức được chỉ với một chút chính niệm: “Tôi đang cho một miếng táo vào miệng. “

Ngài tin rằng, khi chúng ta có thể sống chậm lại, thực sự tận hưởng đồ ăn, cuộc sống và sức khỏe của mình, chúng ta sẽ khai thác được những giá trị sâu sắc hơn: “Ăn và thưởng thức từng miếng trong tĩnh lặng để cảm nhận sự hiện diện của cộng đồng, cảm nhận món ta ăn chất chứa tình yêu và sự nỗ lực của mọi người. Khi ta ăn, không chỉ cơ thể mà tinh thần của ta cũng đang được nuôi dưỡng. Cách ta ăn sẽ ảnh hưởng đến mọi việc ta làm trong ngày.”

Tài liệu tham khảo

  1. Torske, A., Bremer, B., Hölzel, B. K., Maczka, A., & Koch, K. (2024). Mindfulness meditation modulates stress-eating and its neural correlates. Scientific Reports (Nature Publishing Group), 14(1). https://doi.org/10.1038/s41598-024-57687-7

Phật sự Tản Viên biên dịch

Nguồn: Buddhist Door

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares