Phật Giáo tích hợp cùng với kỹ thuật số, ý tưởng thời đại 4.0

Diễn đàn Phật giáo Con đường tơ lụa trên biển lần thứ 5 và Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Học viện Phật giáo Phúc Kiến đã được tổ chức long trọng tại chùa Quảng Hóa, thành phố Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Diễn đàn có sự góp mặt tham dự của chư vị Đại Đức, chuyên gia, và hàng nghìn học sinh Học viện Phật học Phúc Kiến. Trong số những người tham gia, ông Mật Hùng, một nghệ sĩ nghệ thuật Phật giáo số đến từ Cao Hùng, Đài Loan đã chia sẻ một mô hình phát triển giáo dục khoa học lành mạnh, từ đó kết hợp với các học viện, tổ chức Phật Giáo lớn trên toàn thế giới cùng nhau xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số Phật học đa dạng, cởi mở và bền vững hơn. 

Diễn đàn được tổ chức vào ngày 9 tháng 11 với chủ đề “Giáo dục trong Phật Giáo” và được phân làm hai phiên. Ông Mật Hùng, Trưởng khoa Viện Nghiên cứu Nghệ thuật Tôn giáo Kỹ thuật số, Giám đốc Kinh doanh Tôn giáo Kỹ thuật số công ty NetDragon kiêm Giám đốc Nghệ thuật photobuddha.net, là một trong những diễn giả của phiên thảo luận “Giáo dục trong Phật Giáo và sự tiếp nối lành mạnh” .

Diễn đàn Phật giáo Con đường tơ lụa trên biển lần thứ 5 và Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Học viện Phật giáo Phúc Kiến.

Trong buổi diễn thuyết của mình, ông Mật Hùng đã chia sẻ quá trình nghiên cứu và thực hiện các dự án về lĩnh vực giáo dục trong Phật giáo kết hợp với kỹ thuật số tại Công ty NetDragon. Các dự án bao gồm lớp học thông minh về Phật giáo, thư viện tài nguyên Phật giáo, khóa học trên nền tảng đám mây về Phổ Pháp của Phật giáo Phúc Kiến, hệ thống các khóa học thiền, màn hình tương tác xã hội về hành trình đi về đất nước Phật giáo, Lễ tắm Phật và đăng đèn trên nền tảng đám mây, thiết bị trải nghiệm VR Phật giáo, mắt kính AR thông minh, robot kỹ thuật số (có chức năng trợ giảng), Metaverse Phật giáo, loa thông minh Phật giáo AI, công nghệ hình ảnh Hologram của Sư phụ Viên Anh, v.v.

Ông Mật Hùng, một trong những diễn giả của phiên thảo luận “Giáo dục trong Phật Giáo và sự tiếp nối lành mạnh” .

Ông Mật Hùng cũng đưa ra một quan điểm tư duy mới. Hiện nay, theo sự phát triển từ nền tảng Web2.0 lên Web3.0, cách mạng khoa học đã mang lại các mối quan hệ xã hội, hệ thống kinh tế và hệ thống tín ngưỡng mới. Lần thay đổi này đã sắp xếp lại các tài nguyên trên không gian mạng với một quy mô to lớn. 

Ngoài ra ông Mật Hùng còn đưa ra một số góp ý cho nền giáo dục trong Phật Giáo. Bao gồm nâng cấp thư viện tài nguyên Phật giáo kỹ thuật số, xây dựng nền tảng học tập và trao đổi cho các học viện Phật giáo, thiết lập các khóa học về phần mềm, phần cứng và vận hành Internet để đào tạo các tu sĩ Phật giáo chất lượng cao và xây dựng hình ảnh ảo của các vị Đại Đức trong lịch sử để  bảo vệ và kế thừa văn hóa Phật giáo.

Nguồn Internet.

Trong sự kiện này, ông Mật Hùng cũng dẫn đầu bộ phận Kinh doanh Tôn giáo của công ty NetDragon đến thăm Trưởng lão Phạn Tri, Chủ tịch Ủy ban Lễ hội Vesak Liên Hợp Quốc Quốc tế kiêm Chủ tịch Liên minh các trường Đại học Phật giáo Quốc tế. Ngài cũng được mời tham dự cuộc họp lần này và thảo luận về việc triển khai kỹ thuật số của Phật giáo Thái Lan trong thời gian tới và các vấn đề Đại lễ Vesak của Liên hợp quốc liên quan đến việc tạo ra nền tảng trực tuyến chính thức của lễ hội.

Khi việc trao đổi văn hóa Phật giáo giữa Trung Quốc, Đài Loan và các khu vực khác đang ngày càng gia tăng, ông Mật Hùng cũng hy vọng có thể nhân cơ hội lần này được hợp tác với các học viện Phật giáo và các tổ chức Phật giáo lớn trên khắp thế giới để cùng nhau xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số Phật học đa dạng hơn, cởi mở hơn và bền vững hơn.

Phật sự Tản Viên biên dịch

Nguồn: China Times

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares