Khi trận đấu NBA sắp bắt đầu, bầu không khí trong nhà thi đấu ngày càng trở nên sôi động. Các cầu thủ đang khởi động, người hâm mộ đổ dồn vào sân bóng, anh chàng người Đức Isaiah Hartenstein cầu thủ đứng vị trí trung phong của đội New York Knicks đang ngồi trên ghế, nhắm mắt, tập trung vào hơi thở, thực hành chính niệm để tạo ra sự bình yên trong tâm trí.
Nam cầu thủ người Đức Isaiah Hartenstein
Theo “The Washington Post”, trong thời gian gần đây Hartenstein đã mang chính niệm vào sân bóng để cải thiện phong độ thi đấu của mình. Anh chia sẻ: “Khi bạn tập trung vào hiện tại, đó là lúc bạn thi đấu tốt nhất.”
Hartenstein tin rằng thiền chính niệm giúp anh thể hiện tốt hơn trên sân đấu. Trung bình trong một trận bóng thông thường anh đạt được 8,3 điểm rebounds [1]và xếp hạng thứ 9 trong số các cầu thủ phòng ngự hàng đầu của NBA.
Hartenstein bắt đầu đọc cuốn sách “The Mindful Athlete” (Tạm dịch: Vận động viên của chính niệm) sau khi mùa giải 2020-21 kết thúc. Kể từ đó, anh bắt đầu sử dụng ứng dụng Headspace để tu tập chính niệm khoảng 15 phút vào buổi sáng và 30 phút vào buổi tối.
Đôi khi trên sân đấu, sau khi phát hiện ra suy nghĩ của bản thân đang bị mất tập trung, anh sẽ tịnh quán hơi thở vào lúc nghỉ giải lao giữa các trận đấu. Anh nói: “Tôi thấy thói quen này giúp tôi tập trung hơn trong cuộc sống hàng ngày và trong các trận đấu.”
Bìa cuốn sách The Mindful Athlete
Đối với một số cầu thủ, việc thực hành chính niệm có thể quyết định kết quả của cả một trận đấu. Từ những năm 1990 của thế kỷ trước, các học giả đã bắt đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa thể thao và tĩnh tọa. Một số thí nghiệm vào năm 2009, 2015 và 2016 cho thấy tĩnh tọa giúp vận động viên kiểm soát suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng, tập trung vào các kỹ năng cần thiết cho hiện tại, từ đó thi đấu tốt hơn và hiệu quả hơn.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, những vận động viên tĩnh tọa tốt hơn có nhiều khả năng đạt được trạng thái “dòng chảy[1]“, bao gồm các trải nghiệm như duy trì sự cân bằng giữa thử thách và kỹ thuật, có mục tiêu rõ ràng, có khả năng tập trung, kết hợp được hành động và ý thức, và quên đi chính mình.
Nhà tâm lý học lâm sàng Kristin Keim đã tóm tắt bốn lợi ích lớn của tĩnh tọa đối với vận động viên từ góc độ điều hòa tâm lý và thể chất: Giảm căng thẳng; cải thiện giấc ngủ và hệ miễn dịch, đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi sau chấn thương; tăng cường sức bền; và tăng nhận thức về cơ bắp của cơ thể từ đó có ý thức đề phòng với các chấn thương và cải thiện sự phối hợp giữa tư duy và cơ thể.
Phật sự Tản Viên biên dịch
Nguồn tham khảo: Buddhistdoor