Hội thảo về “Các giáo lý của đạo Phật và sự bình an, hạnh phúc trên toàn cầu: Bản chất, ý nghĩa và khả năng ứng dụng” được tổ chức tại Ấn Độ

Từ ngày 28-30/10, Hội thảo về “Các giáo lý của đạo Phật và sự bình an, hạnh phúc trên toàn cầu: Bản chất, ý nghĩa và khả năng ứng dụng” đã được tổ chức tại Đại học Gautam Buddha, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Hội thảo này thuộc khuôn khổ của chương trình kỷ niệm Ngày Vi Diệu Pháp Quốc tế, do Liên đoàn Phật giáo Quốc tế phối hợp với Đại học Gautam Buddha tổ chức.

 

Hình banner của Hội thảo Quốc tế

Hội thảo đã nhận được sự tham gia của hàng trăm học giả đến từ các vùng khác nhau của Ấn Độ, và nhiều học giả quốc tế đến từ 11 quốc gia khác nhau, như là Nepal, Miến Điện, Sri Lanka, Thái Lan,… và cả Việt Nam. Đặc biệt, Hội thảo đã vinh dự đón tiếp Giáo sư Ravindra Kumar Sinha – Phó hiệu trưởng Trường đại học Gautam Buddha; Ông Abhijit Halder – Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Quốc tế và các thành viên trong ban lãnh đạo thuộc Đại học Gautam Buddha và của Liên đoàn Phật giáo Quốc tế.

Khung cảnh Hội thảo Quốc tế

Hội thảo đã diễn ra trong suốt 03 ngày, 28, 29, và 30/10, với nhiều phiên thảo luận khác nhau, xoay quanh 8 chủ đề sau:
1. Những nguyên lý của triết học Vi Diệu Pháp: Nguồn gốc, sự phát triển và ứng dụng của chúng;
2. Giới thiệu về thiền Vipassanā và những đóng góp của Thiền sư Satya Narayan Goenka;
3. Tác động của thiền Vipassanā đối với sức khỏe tinh thần và sự bình an, hạnh phúc;
4. Quan niệm về Hạnh phúc của Phật giáo được mô tả trong Văn học và Nghệ thuật Phật giáo;
5. Phản ứng của Phật giáo đối với các vấn đề toàn cầu đương đại, như là: sự nóng lên toàn cầu, chiến tranh, hòa bình, khủng bố,…;
6. Áp dụng giáo lý Đức Phật vào các vấn đề phân biệt giới tính, xung đột xã hội, khủng hoảng kinh tế,…;
7. Quan điểm của Phật giáo về dịch bệnh, đạo đức y tế, sức khỏe và hạnh phúc toàn cầu;
8. Quan điểm của Phật giáo về Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển bền vững và lành mạnh.

Đông đảo quý vị học giả, nhà nghiên cứu đến dự Hội thảo Quốc tế

Hội thảo lần này là dịp để tập hợp trí tuệ tập thể của người con Phật trên toàn thế giới để nói lên tiếng nói Phật giáo thống nhất; để biến các giá trị Phật giáo trở thành một phần của sự gắn kết toàn cầu trong nỗ lực bảo tồn và phát huy các di sản, giá trị truyền thống và các pháp hành của Phật giáo.

Minh Nguyên biên dịch
Nguồn: Đại học Gautam Buddha

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares