Lợi ích của việc niệm “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” đối với sức khoẻ
Giữa guồng sống nhanh và đầy áp lực của xã hội hiện nay, nhu cầu giữ gìn sức khoẻ toàn diện của con người ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Việc cân bằng công việc, gia đình, và các trách nhiệm khác khiến chúng ta chẳng còn mấy thời gian để chăm sóc cho sức khỏe của bản thân. Điều này khiến nhiều người thường xuyên ở trong trạng thái choáng ngợp và căng thẳng, từ đó dẫn đến tình trạng kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nghiên cứu mới nhất của Tiến sĩ Marco Ruggiero, nhà sinh học phân tử và chuyên gia chẩn đoán hình ảnh nổi tiếng thế giới, đã chứng minh tác dụng giảm stress, và tăng cường chức năng não bộ của một phương pháp đến từ tông Nhật Liên (Nichiren) của Phật giáo Nhật Bản: niệm “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh”.
Giảm stress, tăng chức năng não nhờ niệm “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh”
Tiến sĩ Marco Ruggiero đã quan sát một Phật tử tại gia lâu năm, và sử dụng trình duyệt phân tích phổ để quan sát tần suất xuất hiện của các tần số cụ thể khi Phật tử này niệm “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” trong tư thế kiết già. Ông cũng sử dụng kỹ thuật quang phổ cận hồng ngoại (Near-infrared Spectroscopy, NIR) để theo dõi hoạt động não bộ của Phật tử.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tần số âm thanh khi xướng đề “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” tương ứng với Cộng hưởng Schumann (Schumann resonance), hay còn được gọi là “nhịp tim của Trái đất”, mang đặc tính trị liệu đối với hệ thần kinh tự chủ của con người, giúp giảm các tình trạng căng thẳng và lo âu.
Những phát hiện của nghiên cứu về hoạt động của não cũng hấp dẫn không kém. Thông qua NIR, tiến sĩ Ruggiero đã quan sát thấy sự gia tăng ít trong hoạt động của vùng vỏ não trước trán (prefrontal cortex) trong khi trì niệm, cho thấy sự cải thiện trong khả năng tập trung của người tu hành.
Điều đáng chú ý là, hoạt động của vùng vỏ não trước trán tăng mạnh ngay sau khi buổi tụng kinh kết thúc, cho thấy tiềm năng của bài tập này trong việc nâng cao chức năng tổng thể của não, giúp cải thiện chính niệm, khả năng tập trung sâu, và cả sự sáng tạo của con người.
Tài liệu tham khảo
Ruggiero, M. (n.d.). Chanting of nam-myoho-renge-kyo in the context of the buddhist liturgy of Nichiren Shoshu: Study of sound frequencies, brain activity, and microbial metabolism. [v1] | Preprints.org. https://www.preprints.org/manuscript/202407.0236/v1
Phật sự Tản Viên lược dịch
Nguồn tham khảo: PrePrints