Người cao tuổi được an hưởng tuổi già, tịnh tâm tu hành niệm Phật tại viện dưỡng lão Phật giáo Làng Di Đà ở Phúc Kiến, Trung Quốc

Tính đến cuối năm 2022, số người Trung Quốc trên 60 tuổi đã vượt quá 280 triệu người, chiếm gần 20% tổng dân số. Các nhà khoa học dự đoán gánh nặng của việc chăm sóc người cao tuổi tại Trung Quốc sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng.

Pháp sư Hiền Trí, trụ trì chùa Tư Quốc ở tỉnh Phúc Kiến, lấy tư tưởng Phật giáo Nhân gian làm kim chỉ nam, đã nỗ lực thúc đẩy sự nghiệp thành lập viện dưỡng lão Phật giáo ở Trung Quốc. Pháp sư cho rằng, việc này vừa có thể giảm bớt áp lực chăm sóc người cao tuổi của xã hội và con cái của họ, vừa có thể giúp các cụ an hưởng tuổi già, trải qua những năm cuối đời mà vẫn đảm bảo được sự  tôn nghiêm.

Làng Di Đà

Kể từ năm 1997, sau khi Pháp sư Hiền Trí đề xuất ý tưởng về việc thành lập viện dưỡng lão Phật giáo, chùa Tư Quốc đã lần lượt cho xây dựng viện dưỡng lão Phật giáo với ba giai đoạn. Giai đoạn một bắt đầu xây dựng vào năm 2002 với 83 gian phòng, có 100 cụ vào sinh sống; Giai đoạn hai xây dựng thêm tòa “Liễu Trần” vào năm 2014 với 156 gian phòng, có 200 cụ từ khắp nơi tại Trung Quốc đến sinh sống, hiện cả hai giai đoạn đều đã kín phòng; Giai đoạn ba hiện đang xây dựng. Đây là viện dưỡng lão Phật giáo đầu tiên ở Trung Quốc (và cũng là cơ sở duy nhất được Bộ Dân chính Trung Quốc phê duyệt). Mỗi phòng ở có diện tích từ 24 đến 50 mét vuông, viện có thể thu nhận tới 1.100 tu sĩ, cư sĩ cao niên và cha mẹ của họ.

Trong hơn hai mươi năm qua, việc xây dựng viện dưỡng lão Phật giáo Làng Di Đà đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các tầng lớp xã hội và đông đảo tín chúng. Năm 2018, “Trung tâm Điều dưỡng Làng Di Đà” bắt đầu mở cửa, cung cấp dịch vụ chăm sóc đặc biệt cho những người cao tuổi bị bại liệt, mất trí nhớ (hay còn gọi là bệnh sa sút trí tuệ) hoặc không thể tự chăm sóc bản thân.

Các cụ tụng kinh tại chùa Quốc Tư

Hiện nay, ngoài niệm Phật đường, thiền đường, Làng Di Đà còn có nhà dưỡng sinh y học cổ truyền, trung tâm phục hồi chức năng, nhà ăn tự phục vụ, thư viện, trung tâm hoạt động văn hóa, sân vận động ngoài trời, v.v. Đối với các cụ già có hoàn cảnh khó khăn, nếu các cụ có thể chuyên tâm tu học Tịnh Độ, phát nguyện vãng sinh thì được ở miễn phí.

Làng Di Đà sẽ định kỳ tổ chức bảy Pháp hội Niệm Phật Tinh tiến hàng tháng, niệm Phật đường cũng có các Pháp sư thường xuyên tổ chức lớp Phật học Tịnh Độ. Ngoài việc cung cấp môi trường tu hành và chỗ ăn ngủ nghỉ, ngày rằm hàng tháng viện dưỡng lão còn tổ chức sinh nhật cho các cụ có sinh nhật trong tháng đó. Các tình nguyện viên sẽ dốc sức chuẩn bị các tiếp mục, quà tặng và bánh sinh nhật, đem lại sự an lạc, hoan hỉ đến cho các cụ. 3

Pháp sư Hiền Chí trong buổi sinh nhật của các cụ

Trong hơn 20 năm qua, tín đồ cao tuổi từ khắp nơi tại Trung Quốc đã đến an dưỡng tại làng Di Đà, tại đây họ buông xuống sự vất vả cực nhọc cả đời, tâm không còn ưu phiền, ngày ngày tịnh tâm niệm Phật, ăn chay, nghe kinh, nghe pháp. Đồng thời điều này cũng giúp con cái họ không phải bận tâm lo cho cha mẹ, từ đó có thể dành nhiều thời gian hơn cho sự nghiệp của bản thân, phục vụ xã hội.

Thầy trụ trì chia sẻ: “Trung Quốc có câu tục ngữ ‘dưỡng lão tống chung’ (nghĩa là con cái phải phụng dưỡng bố mẹ lúc về già và lo liệu ma chay sau khi bố mẹ mất), vì vậy tại đây chúng tôi có sự chăm sóc đặc biệt cho các cụ vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Sau khi các cụ vãng sinh, sẽ có đoàn trợ niệm do Pháp sư dẫn đầu thay phiên nhau trợ niệm liên tiếp trong 24 tiếng cho các cụ… Xương cốt sau khi hỏa táng có thể đem về đặt tại Tháp Xá lợi Thánh Công của chùa Tư Quốc để lưu giữ vĩnh viễn, làm kỷ niệm cho con cháu đời sau.”

Ngày càng có nhiều tình nguyện viên đến hỗ trợ viễn dưỡng lão.

Ngày càng có nhiều tình nguyện viên tham gia hỗ trợ viện dưỡng lão Phật giáo, đồng hành cùng Pháp sư Hiền Chí. Điều gì khiến họ sẵn sàng cùng Pháp sư xây dựng Làng Di Đà? Họ nói: “Sư phụ đã quá vất vả rồi, sư phụ muốn dùng mười năm làm việc mà người khác cả trăm năm không làm được, chính vì vậy chúng tôi cũng muốn góp sức giúp sư phụ một tay.”

Phật sự Tản Viên biên dịch

Nguồn: Buddhist Door

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares