Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại Hồng Kông tổ chức chuỗi hội thảo “Prajña” về nghiên cứu Phật giáo và tiếng Phạn

Tổng Lãnh sự Ấn Độ, Hồng Kông đã khởi động một chuỗi hội thảo gồm ba phần về nghiên cứu Phật giáo, tiếng Phạn và văn học. Chuỗi hội thảo mang tên “Prajña” (Bát Nhã), nhằm tôn vinh khái niệm chung về trí tuệ siêu việt trong cả Phật giáoẤn Độ giáo. Chuỗi hội thảo lần này là về di sản tâm linh Ấn Độ, được bắt đầu vào tháng này và sẽ kéo dài cho đến tháng ba.

          Ảnh 1

Trên X, tổng lãnh sự đã chia sẻ tin tức về sự kiện và cho biết: “Từ ‘Prajñā’ (Bát Nhã) hay ‘प्रज्ञा’ có nghĩa là trí tuệ – không phải là một tập hợp của thường nghiệm[1] mà là kinh nghiệm trực giác về thực tại cứu kính.” Đối với tổng lãnh sự mà nói, chuỗi hội thảo này là một sự hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu mở rộng quan hệ của Ấn Độ với các học giả nghiên cứu Phật giáo và Ấn Độ tại Hồng Kông, đồng thời tăng cường đối thoại với các cộng đồng tôn giáo trong Đặc khu Hành chính.

Chuỗi hội thảo bắt đầu vào ngày 22 tháng 1 vừa qua tại Tổng Lãnh sự Ấn Độ với bài giảng khai mạc về Bát Nhã của Tiến sĩ Patricia Sauthoff, trợ lý giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Baptist Hồng Kông (Hong Kong Baptist University). Buổi thảo luận đầu tiên là một phiên gồm có phần hỏi đáp và thảo luận chung được điều hành bởi Tiến sĩ Patricia Sauthoff và Tiến sĩ Tony Chui. Trọng điểm của Tiến sĩ Sauthoff tập trung vào chủ đề “Chữa lành và Tantra [2]trong Văn học tiếng Phạn”, đặc biệt chú ý đến việc sử dụng thủy ngân trong phương pháp điều trị Ayurvedic và làm thế nào mà công thức và phương pháp luận[3] thường vượt qua ranh giới “tông phái” (nếu chúng từng tồn tại) giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo trong lịch sử.

Vào tháng hai và tháng ba năm nay, tổng lãnh sự sẽ tổ chức thêm hai buổi thảo luận nữa để hoàn thành chuỗi hội thảo Prajña. Buổi hội thảo tháng hai có sự góp mặt Tiến sĩ Amrita Nanda từ Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo (Centre of Buddhist Studies – CBS) thuộc Đại học Hồng Kông (HKU) với bài giảng về “Giới thiệu Văn bản Phật giáo/ tiếng Phạn”. Và vào tháng Ba, Tiến sĩ Bill Mak, thành viên cao cấp của Robinson College thuộc Đại học Cambridge, sẽ có bài giảng với tựa đề “Lịch sử nghiên cứu Ấn Độ tại Hồng Kông và Trung Quốc”. Buổi nói chuyện này sẽ được điều hành bởi Giáo sư C.F. Lee, cựu phó hiệu trưởng HKU.

                                                                             Phật sự Tản Viên biên dịch

Nguồn: Buddhist Door

[1] Thường Nghiệm: Paratantra (skt)—Empirical knowledge—Thường nghiệm là sự hay biết về một đối tượng do nhân duyên mà có. Đây là kiến thức tương đối và dùng để phục vụ cho các mục đích của cuộc sống

[2] Đát-đặc-la (zh. 怛特羅, sa. tantra) là cách phiên âm Hán-Việt từ thuật ngữ tantra trong tiếng Phạn, có nghĩa là “tấm lưới dệt”, “mối liên hệ”, “sự nối tiếp”, “liên tục thống nhất thể” và cũng thỉnh thoảng đồng nghĩa với thành tựu pháp.

[3]Phương pháp luận là tập hợp các phương pháp đồng bộ, nhất quán, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo hướng đích để giúp nâng cao nhận thức và giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Có thể vắn tắt, phương pháp luận là một chỉnh thể các phương pháp lý thuyết mang tính hướng đích, phương thức tiếp cận, các công cụ tác nghiệp để thực hiện nhiệm vụ thực tế đặt ra.

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares