[Thế giới] Các cộng đồng Phật giáo cảnh báo về các video giả mạo bằng Deepfake

Gần đây, xuất hiện các video chứa các nội dung đi ngược với giáo lý nhà Phật được tạo nên bởi công nghệ AI Deepfake, tiềm tàng nguy cơ gây nhầm lẫn cho những người học Phật.

Deepfake là gì?

Trong tuần qua, hai cộng đồng Phật giáo đã đưa ra các tuyên bố cảnh báo các thành viên nên cảnh giác với các video “Deepfake” bất hợp pháp. Các video được tạo này được tạo nên bởi AI và được lan truyền trên mạng, chúng sử dụng hình ảnh của những pháp sư đáng kính để rao giảng những giáo lý không đúng đắn.

Deepfake là từ ghép của hai từ “deep learning” (học sâu) và “fake” (giả). Deep learning là một phương pháp học máy cho phép máy tính học thông qua việc phân tích và suy luận từ các tập dữ liệu lớn. Trong khi đó, “fake” có nghĩa là giả mạo hoặc làm giả.

Deepfake là một kỹ thuật kết hợp giữa các thuật toán học sâu và học máy với mục đích tạo ra những video, hình ảnh hoặc âm thanh giả mạo một cách rất chân thực.

Video “Deepfake” giả mạo các pháp sư để lừa đảo

Khi Chat GPT chính thức ra mắt vào 2 năm trước, công cụ này tạo ra sự bùng nổ trong việc sử dụng AI trong cả công việc và đời sống cá nhân. Đã có nhiều cuộc thảo luận về việc sử dụng AI trong Phật giáo và việc ứng dụng AI đã được đưa vào thử nghiệm ở nhiều nơi như đào tạo pháp sư AI để giảng pháp, tạo không gian thực hành chính niệm AI, …, tuy nhiên, việc AI liên tục học hỏi và hoàn thiện cũng có nhiều nguy hiểm tiềm tàng.

Có lẽ bạn đã từng trông thấy một video như vậy trên Internet: Hình ảnh một vị pháp sư, Đại đức bạn cực kỳ kính trọng bỗng xuất hiện trên màn hình của bạn, nhưng đến khi nhìn kỹ, bạn sẽ thấy một số điểm kỳ lạ như lời nói không khớp với miệng, hay hành động có vẻ cứng ngắc. Dạng video giả mạo này đã thành công lừa không ít người, đồng thời tuyên truyền những điều đi ngược lại với giáo lý nhà Phật.

Các cộng đồng Phật giáo lên tiếng về các video Deepfake

Đây cũng là điều mà hai cộng đồng Phật giáo – Tổ chức Tergar Châu Á (Tergar Asia Foundation), được dẫn dắt bởi Lạt-ma Mingyur Rinpoche, và Ni viện Dongyu Gatsal Ling (Dongyu Gatsal Ling Nunnery), đang cố gắng cảnh báo đến Phật tử trên toàn thế giới.

Tergar Asia cho biết trong một thông báo: “Chúng tôi nhận thấy rằng, trong số nhiều video do AI tạo ra hiện được chia sẻ rộng rãi trên internet, một số video có chứa cảnh Ngài Mingyur Rinpoche đang thảo luận về các chủ đề không liên quan và không đồng nhất với những lời giảng của Ngài về nhận thức, lòng từ bi và trí tuệ. Thậm chí, một số nội dung còn đi ngược lại với các giáo lý của Đức Phật và có thể gây hiểu lầm cho những người học Phật”.

Ni viện Dongyu Gatsal Ling cũng đưa ra thông báo về “một số nguồn vô đạo đức đã sử dụng hình ảnh giả mạo Ni sư Jetsunma Tenzin Palmo để quảng cáo”.

Hai cộng đồng Phật giáo này đã chia sẻ một số lời khuyên hữu ích để giúp chư Phật tử cân nhắc và nhận biết các video Deepfake:

  • Chỉ xem và học theo các video từ nguồn đáng tin cậy.
  • Nếu bạn thấy có thông tin sai lệch, ngay lập tức báo cáo (report) video đó để những thông tin ấy không tiếp xúc được đến người khác. Ví dụ, nếu bạn thấy một video giảng của Ni sư Jetsunma 
  • Tenzin Palmo mà không phải bằng tiếng Anh, lại đang tuyên truyền những điều trái với giáo lý của Đức Phật, hay ngang nhiên yêu cầu bạn chuyển tiền hoặc mua một sản phẩm không rõ nguồn gốc nào đó, hãy cực kỳ thận trọng và report video ngay lập tức.
  • Khi gặp video deepfake, ngay lập tức cảnh báo các Phật tử khác.

          Phật sự Tản Viên biên dịch

                                                                       Nguồn tham khảo: Lion’s Roar

Loading

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares