Mộc bản xưởng in Kinh Đức Cách được UNESCO liệt vào Di sản tư liệu thế giới

xưởng in Đức Cách

Các mộc bản của xưởng in Đức Cách (Dege Parkhang), nơi in Kinh Phật lớn và lâu đời nhất Tây Tạng, đã được UNESCO ghi nhận vào Di sản tư liệu thế giới (Memory of the World Programme).

Xưởng in Đức Cách – Nhà in Kinh Phật lâu đời nhất Tây Tạng

Được xây dựng vào năm 1729, xưởng in Kinh Phật Đức Cách nằm trên địa phận Quận Đức Cách thuộc Khu tự trị Garzê, Tây Tạng. Đây là nơi lưu trữ hơn 270.000 mộc bản, chủ yếu bằng tiếng Tây Tạng và tiếng Phạn. Hầu hết các mộc bản trong kho tàng này được chạm khắc trong khoảng thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20, với nhiều chủ đề từ Phật giáo, tâm linh, đến lịch sử, nghệ thuật, y học, thiên văn học, …, và cả những tác phẩm văn học của người Tạng có niên đại từ thế kỷ 11.

Những khối mộc bản này chủ yếu được chạm khắc từ gỗ bạch dương cứng và dày. Chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn văn học, văn hóa và Kinh điển Tây Tạng trong gần ba thế kỷ.

xưởng in Đức Cách
                                                       Ảnh: degeparkhang.org
xưởng in Đức Cách
                                                    Ảnh: degeparkhang.org

“Trong gần 300 năm, nhiều thế hệ thợ khắc đã dành cả cuộc đời mình ngồi trong tòa nhà 3 tầng của xưởng in Đức Cách để tỉ mẩn khắc Kinh Phật lên từng khối gỗ, rồi tổng hợp lại thành những cuốn Kinh điển, tự làm mực in và giấy,…” theo Bastille Post Global. “100 nhà thư pháp và 500 thợ khắc thủ công đã tốn 5 năm mới hoàn thành xong mộc bản cho Danh Mục Đại Tạng Phật Giáo Tây Tạng Kangyur-tengyur”.

xưởng in Đức Cách
                                                      Ảnh: degeparkhang.org
xưởng in Đức Cách
                                                     Ảnh: degeparkhang.org

Mộc bản của xưởng in Đức Cách được liệt vào danh sách Di sản tư liệu thế giới

Các bản khắc này là một trong 20 mục thành công được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới trong năm nay, thông qua quyết định tại đại hội lần thứ 10 của Uỷ ban Thế giới Châu Á Thái Bình Dương ở Ulaanbaatar, Mông Cổ.

xưởng in Đức Cách
                                            Ảnh: degeparkhang.org
xưởng in Đức Cách
                                          Ảnh: degeparkhang.org

“Xưởng in này vẫn đang sử dụng các kỹ thuật in cổ xưa không cần đến điện. Khoảng 217.000 khối mộc bản Kinh điển của tất cả các giáo phái Phật giáo Tây Tạng được đặt ở đây, với khoảng 2.500 trang được sản xuất thủ công mỗi ngày”, trang web tin tức Phayul cho biết.

xưởng in Đức Cách
                                                          Ảnh: degeparkhang.org
xưởng in Đức Cách
                                                     Ảnh: degeparkhang.org
xưởng in Đức Cách
                                                   Ảnh: degeparkhang.org

“Nhà in này có ý nghĩa rất quan trọng. Tất cả các giáo lý cổ điển của 5 tông phái Phật giáo lớn đều được lưu giữ tại nơi đây,” giám đốc xưởng in Đắc Cách, Trần Lâm cho hay: “Đây là thánh địa của toàn thể người dân Tây Tạng”. (theo Tibet Vista)

Chương trình Ký ức Thế giới (MoW) hay Di sản tư liệu thế giới của UNESCO là một sáng kiến ​​quốc tế nhằm bảo vệ di sản tư liệu của nhân loại không bị mất mát và hủy diệt. 

          Phật sự Tản Viên lược dịch

                                                             Nguồn tham khảo: BuddhistDoor Global

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares