Hiếu Kính Là Phẩm Chất Quan Trọng Của Phật Tử Ở Châu Á

Đại đa số các tín đồ Phật giáo trên thế giới sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chính vì vậy, Phật giáo từ lâu đã là một phần

Đại đa số các tín đồ Phật giáo trên thế giới sống ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chính vì vậy, Phật giáo từ lâu đã là một phần quan trọng trong văn hóa và đặc điểm của nhiều xã hội châu Á.

Để hiểu sâu hơn về Phật giáo ở Châu Á, đội nghiên cứu đã tiến hành khảo sát vào năm 2022 và 2023 bằng việc hỏi các tín đồ Phật giáo liệu một người có thể được coi là Phật tử “thật sự” hay không nếu họ tham gia vào hoặc không tham gia vào một số hoạt động nhất định.

Nhìn chung, đa số Phật tử ở hầu hết các nơi được khảo sát đều nói rằng bạn không phải là một Phật tử thực sự nếu bạn không tôn trọng người lớn tuổi. Ở Campuchia, Malaysia và Việt Nam, ít nhất 80% Phật tử có quan điểm tương tự như trên. Ngoài ra, đa số Phật tử khắp Châu Á đều cho rằng nếu bạn không tôn trọng các vị thần linh hay các linh hồn bạn sẽ không phải là một người Phật tử thật sự. Quan điểm này được hầu hết hàng Phật tử người Đài Loan (chiếm 80%) và Việt Nam (chiếm 76%) đồng tình.

Đại đa số các tín đồ Phật giáo trên thế giới sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chính vì vậy, Phật giáo từ lâu đã là một phần
Ảnh của Pew Research

Ở một số nơi được khảo sát, các tín đồ Phật tử cũng cho rằng cần phải tôn trọng đất nước của mình để được xem là Phật tử chân chính. Ví dụ, ở nơi Phật giáo giữ vị thế đặc biệt theo hiến pháp quốc gia là Campuchia, Sri Lanka và Thái Lan, hầu hết các Phật tử nói rằng một người không phải là Phật tử chân chính nếu như họ không tôn trọng đất nước mình. 

Tại nơi mà đạo Phật không giữ vị trí ưu tiên theo hiến pháp như là Việt Nam và Hàn Quốc, đa số người dân cũng có quan điểm này. Nhưng ở một số khu vực và quốc gia khác tại Đông Á – bao gồm Hồng Kông, Nhật Bản và Đài Loan – số Phật tử đồng quan điểm chưa đạt đến một nửa.

Uống rượu, cúng dường

Đại đa số các tín đồ Phật giáo trên thế giới sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chính vì vậy, Phật giáo từ lâu đã là một phần
Ảnh của Pew Research

Đội nghiên cứu cũng khảo sát Phật tử Châu Á rằng liệu một người có thể là Phật tử thực sự nếu họ: 

  • Không cầu nguyện
  • Không bao giờ tới chùa 
  • Uống rượu
  • Cúng bái tổ tiên 

Sau khi phân tích kết quả khảo sát, các tín đồ Phật giáo cho rằng so với tiêu chuẩn để thành người Phật tử chân chính, những hành động nêu trên vẫn dễ chấp nhận hơn là việc không tôn trọng người lớn tuổi.

Gần một nửa số Phật tử được khảo sát cho rằng uống rượu không phải là một hành động tiêu chuẩn của một Phật tử. Đối với Thái Lan và Nhật Bản, chỉ hai trên mười người được hỏi có cùng quan điểm như vậy.  Không sử dụng chất gây nghiện, trong đó bao gồm cả rượu, là một trong ngũ giới nhà Phật, ngũ giới chính là giáo lý Phật Đà dạy Phật tử tại gia về đạo đức làm người.

Tuy nhiên đối với các quốc gia như Campuchia, Sri Lanka và Việt Nam, các tiêu chuẩn của một người Phật tử lại đặc biệt nhiều hơn so với các nước khác. Tại những quốc gia này, đa số Phật tử đều cho rằng bạn không phải là một Phật tử thật sự nếu bạn không cầu nguyện hay đến chùa.

Kỷ niệm ngày lễ của các tôn giáo khác 

Đại đa số các tín đồ Phật giáo trên thế giới sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chính vì vậy, Phật giáo từ lâu đã là một phần
Ảnh của Pew Research

Phật tử Châu Á ở mỗi quốc gia có quan điểm khác nhau về việc liệu lễ hội Eid của người Hồi giáo có phù hợp với Phật giáo hay không.

Ví dụ, có đến 70% Phật tử ở Campuchia và Việt Nam nói rằng việc tổ chức lễ hội Eid không phải là hành động tiêu chuẩn của một người Phật tử thật sự. Nhưng chỉ 28% Phật tử Malaysia và 20% Phật tử Singapore có cùng quan điểm như trên.

Đối với việc tổ chức lễ Giáng sinh, rất nhiều Phật tử trong khu vực lại có cái nhìn cởi mở hơn. Ở hầu hết những nơi được khảo sát, chưa đến một nửa số người được hỏi cho rằng, một người nào đó không phải Phật tử chân chính nếu họ tổ chức lễ Giáng sinh.

Tuy nhiên Phật tử Campuchia lại có quan điểm hoàn toàn khác về việc tổ chức lễ hội Eid và Giáng sinh. Số đông Phật tử ở đất nước này tin rằng tổ chức lễ hội Eid (72%) và Giáng sinh (66%) không phải là một hành động chuẩn mực để trở thành người Phật tử chân chính.

Phật sự Tản Viên biên dịch

                                                                Nguồn tham khảo: Pew Research

Loading

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares