Đài Loan tổ chức “Hội nghị học thuật quốc tế Ấn Thuận đạo sư”

“Hội nghị học thuật quốc tế Ấn Thuận đạo sư” lần thứ 22 đã được tổ chức tại hội trường Tịnh Tư, Đài Loan để kỷ niệm 19 năm ngày viên tịch

Hội thảo kỷ niệm 19 năm ngày pháp sư Ấn Thuận viên tịch

Để kỷ niệm 19 năm ngày viên tịch của pháp sư Ấn Thuận, “Hội nghị học thuật quốc tế Ấn Thuận đạo sư” lần thứ 22 đã được tổ chức tại hội trường Tịnh Tư, Hoa Liên, Đài Loan, từ ngày 24 đến ngày 25 tháng 8, với sự tham gia của hơn 250 người chỉ trong ngày đầu sự kiện.

Ban tổ chức cho biết, y học vốn có ảnh hưởng đến chuyện sinh tử của con người, nhưng trong lịch sử y học, lĩnh vực y học Phật giáo lại ít nhận được sự quan tâm cần có. Phía ban tổ chức hy vọng thông qua hội nghị lần này, công chúng sẽ có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu về lịch sử của những phương pháp chữa bệnh Phật giáo.

Học giả thế giới tới tham gia Hội nghị học thuật quốc tế Ấn Thuận đạo sư

Hội thảo lần này có sự góp mặt của nhiều học giả các lĩnh vực Trung y, Tây y, Tạng y, tử vong học, hiến tạng, chữa bệnh tâm linh, … cùng tham gia thảo luận, với hy vọng giúp đỡ tất cả chúng sinh được cải thiện và đảm bảo về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Thầy Đức Thành , một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Trung Quốc của Đại học Chính trị Quốc gia, đã giải thích mối quan hệ giữa việc tu tập của pháp môn Dược Sư với việc từ thiện và cứu trợ.

Đức Phật Dược Sư đã lập 12 Đại Nguyện, tất cả đều nhằm vào sự đau khổ trên thế giới, với hy vọng cứu độ tất cả chúng sinh và hướng tới một thế giới hòa bình, hạnh phúc. 

Pháp môn Dược Sư rất phù hợp với chúng sinh ở thời Mạt Pháp, bởi con người hiện đại rất coi trọng sự an lạc của cuộc sống này, còn pháp môn Dược Sư chú trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cùng với các khía cạnh như ăn uống đi lại,…trong cuộc sống, nhấn mạnh việc tạo ra một cõi Tịnh Độ ngay tại thế gian này.

Hà Nhật Sinh, Phó Giám đốc điều hành Quỹ từ thiện Từ Tế, chia sẻ: “Trong những năm gần đây, Từ Tế đã áp dụng các phương pháp y học hiện đại trong khi lấy tinh thần Bồ Tát Đạo làm gốc. Theo quan điểm của pháp sư Chứng Nghiêm, toàn bộ Từ Tế là một vị Phật Dược Sư vĩ đại, chúng tôi biến nơi bệnh viện vốn chẳng khác địa ngục là bao thành một Tịnh Độ ngay tại nhân gian.”

Làm thế nào để biến bệnh viện thành Tịnh Độ chốn nhân gian?

“Một vị y tá giỏi là một vị Bồ Tát trong lòng bệnh nhân.” Trần Mỹ Tuệ, giám sát điều dưỡng của Bệnh viện Từ Tế Đài Bắc, chia sẻ, đội ngũ y bác sĩ thường bày tỏ lòng biết ơn lẫn nhau bằng hành động và tạo ra một môi trường làm việc ấm áp: “Làm việc lâu trong những phòng bệnh yên tĩnh, không ngừng đối mặt với những khổ đau của cuộc đời, tôi mới hiểu vì sao pháp sư Chứng Nghiêm lại đặc biệt nhấn mạnh “sức mạnh tình thương” của đội ngũ y bác sĩ còn quan trọng hơn cả “kỹ năng chuyên môn”.

Giản Thủ Tín, giám đốc Bệnh viện Từ Tế, nói thêm, các phòng khám miễn phí của hệ thống Từ Tế đã và đang có những tác động tích cực trên toàn thế giới. Ông lấy trận động đất Tứ Xuyên năm 2008 làm ví dụ. Khi đó, nhiều trẻ em đã không may thiệt mạng, đội ngũ Từ Tế đã đến chăm sóc những đứa trẻ còn lại. Khi ấy, những em bé may mắn sống sót đã thốt lên: “Vì những người bạn học đã qua đời, chúng em càng phải nỗ lực mà sống.” Từ Tế cũng đã vận động được nhiều bác sĩ địa phương tham gia hoạt động thăm khám, cứu trợ từ thiện.

Bác sĩ Lý Minh Triết, người ủng hộ thúc đẩy hiến tạng trong nhiều năm chia sẻ, trong quá trình khám chữa bệnh, ông phát hiện ra rằng việc đăng ký hiến tạng không chỉ đem lại lợi ích cho người, mà còn đem đến lợi ích cho chính bản thân người hiến: “Việc hiến tạng (bố thí) giúp ta cống hiến cho xã hội ngay cả khi sắp qua đời”.

Monica Sanford, trợ lý trưởng khoa Tôn giáo của Đại học Harvard, đã lấy “ Phật pháp vô biên: Dịch vụ chăm sóc tại các trung tâm y tế Phật giáo Mỹ” để chia sẻ về hiện trạng và vai trò của các chuyên gia tôn giáo trong đào tạo tại các cơ sở y tế của Mỹ. Bà chỉ ra rằng, vai trò của các chuyên gia tôn giáo cũng tương tự như việc tu tập vậy. Ở bệnh viện, họ phải chủ động tiếp cận bệnh nhân để hỗ trợ bệnh nhân và gia quyến trong quá trình đối diện với tử vong như nung như nấu, họ phải làm việc trong môi trường đầy sự đau khổ, và lấy “khổ nạn” làm đạo tràng của mình.

Đức thiền sư Tĩnh Tư Tinh Xá đã cùng mọi người ôn lại về lịch sử của Bệnh viện Từ Tế, và dùng 12 Đại Nguyện của Đức Phật Dược Sư để khuyến khích mọi người tiếp tục nỗ lực tu tập, thực hành Phật pháp ngay trong cuộc sống này.

            Phật sự Tản Viên lược dịch

                                                                  Nguồn tham khảo: BuddhistDoor

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares