Cách sắp lễ Vu Lan tại nhà

Lễ Vu Lan, còn được gọi là Lễ Báo Hiếu, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong Phật giáo Việt Nam. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và hiếu thảo đối tổ tiên và ông bà, cha mẹ dù các vị còn tại thế hay đã quá vãng.

Vào ngày Vu Lan hay rằm tháng 7, mỗi gia đình người Việt nói chung và Phật tử nói riêng đều trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị mâm cúng để thể hiện lòng thành tâm tưởng nhớ đến những người đã khuất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sắp lễ Vu Lan sao cho đúng pháp, trang nghiêm và thanh tịnh. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách thức chuẩn bị và thực hiện nghi lễ Vu Lan tại nhà, giúp bạn bày tỏ lòng hiếu thảo một cách trang trọng và lòng thành tâm của bạn.

Cúng lễ Vu Lan 2024 vào ngày nào?

Lễ Vu Lan, ngày lễ báo hiếu để đáp đền công ơn cha mẹ, diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Vào dịp này, mọi người nên đi lễ chùa, tụng kinh cầu siêu cho vong linh người thân quá cố được siêu thoát. Ngoài ra, mọi người còn không nên sát sinh và không làm điều xấu. Năm nay 2024, lễ Vu Lan rơi vào chủ nhật, ngày 18 tháng 8 dương lịch (15/7 âm lịch).

vu lan

Lễ cúng Vu Lan là ngày con cái tưởng nhớ tới gia tiên cũng như công ơn sinh thành của cha mẹ. Lễ cúng Vu Lan tại nhà thường được các gia đình thực hiện từ ngày 10 đến trước ngày rằm tháng 7 âm lịch.

Trong ngày lễ Vu Lan, mỗi gia đình nếu theo truyền thống Phật giáo thì sẽ lên lên chùa lễ Phật, cầu nguyện chư Phật, Tam bảo gia hộ cho tổ tiên, các vị đã khuất sớm được siêu thoát, mong cho cha mẹ hiện thời được bình an, mạnh khỏe. Sau đó, ở tại gia, các gia đình nên chuẩn bị mâm cơm để cúng lên bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên.

Hướng dẫn cách sắp lễ Vu lan tại nhà 

Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu quan trọng nhất là người chuẩn bị thành tâm, không nhất thiết là mâm cao cỗ đầy nhưng cần thể hiện được tâm lòng thành biết ơn, kính dâng cha mẹ đã khuất.

Lòng thành của mỗi người cốt thể hiện ở cái tâm, chứ không cần chú trọng vào hình thức “mâm cao, cỗ đầy”. Để thực hiện nghi thức cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà, mọi người nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, sau cùng khóa cúng thí thực chúng sinh.

Cúng Phật

Vào ngày lễ Vu Lan, gia đình bạn có thể chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Để chuẩn bị mâm cúng Phật, bạn có thể chuẩn bị một số món chay thanh đạm theo truyền thống như xôi gấc, chè sen, trái cây tươi, rau củ quả theo mùa… 

Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh – Kinh Vu Lan – để ôn lại lời Phật dạy và hiểu rõ về ngày này, sau đó là hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan thuộc thể thơ song thất lục bát, và cũng không quá dài, do đó thời gian tụng kinh cũng khá nhanh

Cúng thần linh và gia tiên

Theo tín ngưỡng dân gian, ngày Rằm tháng Bảy, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng chúng sinh vào buổi chiều cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa (hay còn gọi Cô Hồn).

Một số người Việt Nam tin rằng lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng trước kia của người nông dân. Hàng năm, cứ đến tháng 6, tháng 7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc mùa vụ được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

vu lan

Đến đúng ngày 15/7 âm lịch, mọi việc phải được hoàn tất, khi đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Cũng vào ngày này, người dân thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, một mâm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các chúng sinh siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên hầu hết các gia đình thường cúng cơm món mặn. Thế nhưng, trong nhà Phật thường khuyên nên cúng mâm cỗ chay sẽ tốt hơn.

Cúng chúng sinh (hay còn gọi cúng thí thực)

Mâm cúng chúng sinh thường được đặt ngoài trời, hoặc trước cửa nhà; không cúng chung với bàn thờ gia tiên. Bạn chuẩn bị mâm cúng đơn giản với nước uống cùng các loại vật phẩm để ăn bao gồm: cháo trắng loãng, món cơm, canh chay, bánh kẹo, xôi chè, bỏng ngô/gạo và kẹo bánh các loại, ngô/khoai/sắn luộc cắt khúc nhỏ… tùy điều kiện cùng với hoa, trái cây, đèn nến. Đặc biệt mâm cúng cần có 1 đĩa muối và 1 đĩa gạo để bạn rắc chúng ra ngoài sau khi kết thúc cúng chúng sinh.

Khi cúng thì gia đình có thể khấn nôm na, đơn giản, hoặc tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) có sẵn tại các chùa. Sau khi cúng chúng sinh, mọi người hãy rắc muối và gạo đã cúng ra 4 phương, 8 hướng.

Bài văn khấn cúng lễ Vu Lan tại nhà

Cúng Rằm tháng 7 hay lễ Vu Lan rất quan trọng trong tâm thức của người Việt. Vì vậy mà mọi khâu chuẩn bị cho buổi lễ đều được tiến hành chu đáo và thành tâm. Song song với việc chuẩn bị mâm cúng Vu Lan thì những bài văn khấn cũng được soạn sẵn từ trước với lòng thành kính. Xem thêm tại đây.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây có những thông tin hữu ích giúp bạn chuẩn bị lễ cúng Vu Lan một cách chu đáo nhất. Lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Phật Sự Tản Viên tổng hợp

Loading

One thought on “Cách sắp lễ Vu Lan tại nhà

  1. Pingback: Nguồn gốc và ý nghĩa Lễ Vu Lan báo hiếu - Phật Sự Thủ Đô

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares