Phật pháp từ bi chiếu sáng khắp Châu Phi: Dưới sự nỗ lực của chư vị Đại Đức, số lượng Phật tử ở Châu Phi ngày càng tăng

Châu Phi có nền văn hóa tôn giáo đa dạng và Phật giáo hiện đang góp phần tô điểm cho bức tranh phong phú nhiều màu sắc này. Những năm gần đây, nhờ nỗ lực của nhiều Đại Đức, số lượng tín đồ Phật giáo đang ngày càng gia tăng.

Theo dữ liệu từ “Trung tâm Từ thiện A Di Đà Phật” (Amitofo Care Center – ACC) tại Châu Phi, Phật giáo du nhập vào lục địa này qua 3 thời kỳ: thời kỳ thứ nhất cách đây hơn 2.200 năm, khi đó các nhà sư từ Ấn Độ đi đến Ai Cập ở Bắc Phi bằng đường bộ, tuy nhiên do bị ngăn cách bởi sa mạc Sahara, đội truyền pháp này đã mất tích ở Ai Cập. Lần thứ hai là trong chuyến hành trình sang phương Tây của Trịnh Hòa cách đây 600 năm, khi đó các nhà sư đi theo đội ngũ thuyền thám hiểm của Trịnh Hòa tiến vào Somalia ở Đông Phi, nhưng do đội thuyền không quay lại châu Phi nữa nên việc tiếp viện cũng do đó mà dừng lại.

Thầy Tinh Vân và Thầy Huệ Lễ cùng các đệ tử Phật giáo châu Phi.

Thời kỳ thứ ba là vào năm 1992, Pháp sư Huệ Lễ từ Đài Loan lần đầu tiên đặt chân đến Châu Phi. Với mục tiêu tuyên truyền, phát triển Phật Giáo tại nơi đây, Thầy cho xây dựng chùa Hoa Nam và làm trụ trì tại chùa trong mười năm, sau này đến năm 2001 thì Thầy bắt đầu xây dựng thêm “Trung tâm Từ thiện A Di Đà Phật”.

Ảnh hưởng của Phật giáo ở Châu Phi ngày càng tăng.

Chùa Hoa Nam, ngôi chùa lớn nhất ở Châu Phi.

Tiến sĩ Dương, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Phi thuộc Viện Phát triển Liên Vân Cảng Trung Quốc chia sẻ, tổng quan mà nói, trong suốt quá trình lịch sử, Phật Giáo thịnh hành nhất ở khu vực Đông Nam Á, nhưng sự ảnh hưởng của Phật Giáo cũng đang tăng dần ở các nước phương tây và Châu Phi.

Tiến sĩ Dương chỉ ra rằng Nam Phi là quốc gia có số lượng tín đồ Phật giáo lớn nhất ở Châu Phi, ước tính số lượng tín đồ Phật giáo (bao gồm cả những tín chúng theo Đạo Giáo và tôn giáo dân gian) đã tăng từ 0,2% đến 0,3% trên tổng số dân cả nước (tức khoảng 10-15 nghìn người).

Ông cho biết, chùa Nam Hoa là ngôi chùa lớn nhất châu Phi (có diện tích 2,4 km2), sự tồn tại của chùa cho thấy các tín đồ người Hoa đã góp nhiều công sức cho Phật Pháp ở Châu Phi. Và câu chuyện Thầy Huệ Lễ thành lập “Trung tâm Từ thiện A Di Đà Phật” cũng đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Thầy hoằng Pháp, giáo dục và chăm sóc trẻ em mồ côi ở các quốc gia phía nam sa mạc Sahara. Đồng thời, Thầy còn từ từ mở rộng ảnh hưởng của Phật giáo về phía bắc, phấn đấu đạt được sứ mệnh “truyền bá Phật pháp ở Châu Phi và tiếp nối trí tuệ của Đức Phật”.

Những em bé được Trung tâm Từ thiện A Di Đà Phật nhận nuôi.

Tiến sĩ Dương cho biết, ngoài Nam Phi, các nước châu Phi ở Ấn Độ Dương cũng có nhiều dân tộc thiểu số tin theo đạo Phật. Do Mauritius có nhiều người dân gốc Hoa (gần 40.000 người, chiếm 3% tổng dân số), nên quốc gia này có tỷ lệ tín đồ Phật giáo cao nhất trong các nước châu Phi (chiếm 1,5% đến 2% tổng dân số).

Có khoảng 20.000 Phật tử ở Madagascar, Châu Phi. Ở Seychelles, số Phật tử chiếm khoảng 0,1% đến 0,2% dân số trên đảo. Ngoài ra, tỷ lệ tín đồ ở Nigeria, Libya và Ghana cũng cao hơn một chút so với các nước châu Phi khác.

Những hạt giống của Phật giáo đang thắp sáng vùng đất Châu Phi bằng lòng từ bi. Những năm gần đây, những vị như vị tăng đầu tiên của Uganda – Thầy Phật Hộ Tỷ Khiêu (Buddhadasa Bhikkhu), hay những vị tăng sĩ đến từ hội Từ Tế, Phật Quang Sơn, Trung tâm A Di Đà cũng đang ngày đêm miệt mài “cày sâu cuốc bẫm” để những chủng tử Phật được sinh mầm nơi đây.

Phật sự Tản Viên biên dịch

Nguồn: Buddhist Door

Loading

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares