[Nghiên cứu] Giảm căng thẳng bằng cách tự thực hành thiền chính niệm

Một nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm sàng Singapore, được đăng trên tạp chí Nature Human Behaviour cho thấy, việc tự thực hành thiền chính niệm giúp giảm căng thẳng (stress) một cách hiệu quả. 

Nguồn: Internet

Tự thực hành thiền chính niệm có thật sự giúp giảm stress?

Những năm gần đây, thiền chính niệm đã trở thành một biện pháp giảm căng thẳng phổ biến nhờ cách thực hành đơn giản và chi phí tiết kiệm. Được “quảng bá” khắp các mạng xã hội và phương tiện truyền thông, việc tự thực hành thiền chính niệm ngày càng trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn so với các chương trình hay khóa học có sự hướng dẫn từ chuyên gia. Tuy nhiên, hiệu quả giảm căng thẳng của nó vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi.

4 hình thức tự thực hành thiền chính niệm hiệu quả nhất

Nghiên cứu này của Viện Khoa học Lâm sàng Singapore đã tiến hành khảo sát những người tự thiền chính niệm để tìm ra những hình thức hiệu quả nhất trong việc giảm căng thẳng. Sau khảo sát, 4 hình thức được lựa chọn để can thiệp và nghiệm chứng bao gồm: thiền hành, thiền hơi thở, thiền tâm từ, và thiền quán sát toàn thân (body scan meditation).

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thiết kế một nghiên cứu đa địa điểm để xác định tác động và điều kiện ranh giới của 4 bài tập chính niệm này. Các đối tượng tham gia được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 tự thực hành các hình thức thiền hành, thiền hơi thở, thiền tâm từ, và thiền quét cơ thể, nhóm 2 thực hiện thiền chính niệm với sự hướng dẫn cụ thể. Nghiên cứu sử dụng thang đo tiêu chuẩn hóa để đo lường mức độ căng thẳng, rối loạn thần kinh, và các khía cạnh cảm xúc.

Nguồn: Internet

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi thực hiện trong thời gian ngắn, 4 hình thức thiền chính niệm kể trên giúp giảm mức độ căng thẳng một cách đáng kể. Các hình thức này rất phù hợp khi bạn có các triệu chứng căng thẳng, lo lắng, bất an và cần giải tỏa ngay lập tức.

Tài liệu tham khảo
Sparacio, A., IJzerman, H., Ropovik, I., Giorgini, F., Spiessens, C., Uchino, B. N., Landvatter, J., Tacana, T., Diller, S. J., Derrick, J. L., Segundo, J., Pierce, J. D., Ross, R. M., Francis, Z., LaBoucane, A., MaKellams, C., Ford, M. B., Schmidt, K., Wong, C. C., & Higgins, W. C. (2024). Self-administered mindfulness interventions reduce stress in a large, randomized controlled multi-site study. Nature Human Behaviour. DOI: 10.1038/s41562024019077, https://www.nature.com/articles/s41562-024-01907-7

  Phật sự Tản Viên biên dịch

                                                               Nguồn tham khảo: News Medical

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares