Nghiên cứu: Chính niệm giúp các y tá giảm căng thẳng và lo âu

chính niệm

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives of Psychiatric Nursing cho thấy, chính niệm đã giúp các y tá kiểm soát mức độ lo lắng và căng thẳng của họ một cách đáng kể. 

chính niệm

Nguồn: Internet

Chính niệm giữa môi trường làm việc đầy căng thẳng

Môi trường làm việc của các y tá, bác sĩ, và điều dưỡng viên vốn tràn đầy thử thách. Họ liên tục phải giải quyết các vấn đề dồn dập không hồi kết, và nhiều khi, họ chịu trách nhiệm đưa ra những phán đoán và quyết định mang tính sinh tử. Cũng bởi vậy, các y tá và bác sĩ thường làm việc trong sự căng thẳng và lo lắng cực độ.

Nghiên cứu được thực hiện tại ba cơ sở y tế lớn tại Brazil này đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để chứng minh chính niệm có tác dụng giảm căng thẳng và lo âu của các nhân viên y tế.

Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp 861 bài báo từ 7 cơ sở dữ liệu, và sau khi sàng lọc, lựa chọn ra 14 bài nghiên cứu để nghiên cứu và sàng lọc. Việc tổng hợp 14 bài nghiên cứu này giúp họ tiếp cận với tệp mẫu gồm 818 y tá từ các trung tâm y tế tại Úc, Hoa Kỳ, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Đài Loan, và Malaysia. 

Chính niệm giúp giảm căng thẳng, lo âu

Tác giả đầu của nghiên cứu, bà Karen de Oliveira Santana giải thích: “Khi thực hành chính niệm, họ (các y tá) hướng sự tập trung của mình vào thời điểm hiện tại để quán chiếu cảm xúc, suy nghĩ, và các trải nghiệm của các giác quan mà không hề có sự phán xét. Họ tập thiền, tập thở và áp dụng nhiều kỹ thuật khác để nâng cao khả năng nhận thức của bản thân”. 

Bà cho biết: “Việc thực hành chính niệm giúp bạn tạm lắng lại giữa sự quay cuồng của môi trường, và cho phép bạn suy nghĩ trước khi hành động. Việc tập trung vào hơi thở hay các kỹ thuật khác khiến cả tinh thần lẫn thể xác bạn đều được thả lỏng và thư giãn, từ đó giảm thiểu tình trạng căng thẳng và lo âu”.

Theo bà Santana, bên cạnh việc thực hành chính niệm để giảm căng thẳng, các y tá còn cần được hỗ trợ để cải thiện môi trường làm việc để giải quyết vấn đề từ gốc.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Brazil có tỷ lệ dân số mắc chứng lo âu cao nhất toàn cầu (9,3% dân số). 

Tài liệu tham khảo

  1. Karen de Oliveira Santana et al, The effectiveness of mindfulness for the management of anxiety in the nursing staff: Systematic review and meta-analysis, Archives of Psychiatric Nursing (2024). DOI: 10.1016/j.apnu.2024.03.016 

     Phật sự Tản Viên biên dịch

                                                             Nguồn tham khảo: Medical Xpress

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares