Số lượng nữ tu tham gia kỳ thi Geshema năm nay đạt kỷ lục mới

Dự án Ni giới Tây Tạng (TNP) vừa công bố số lượng nữ tu tham gia kỳ thi geshema năm nay lại một lần nữa tạo nên kỷ lục mới:147 vị Ni.

Kỳ thi Geshema 2024: Số lượng nữ tu tham gia cao kỷ lục

Dự án Ni giới Tây Tạng (TNP) vừa công bố số lượng nữ tu tham gia kỳ thi geshema năm nay lại một lần nữa tạo nên kỷ lục mới:147 vị Ni.

Kỳ thi năm nay được tổ chức tại Ni viện Jangchub Choeling ở Mundgod, miền nam Ấn Độ, từ ngày 21/7 đến ngày 15/8. Cũng như những năm trước, các thí sinh đã cùng học tập trong một tháng trước khi bắt đầu kỳ thi kéo dài 2 tuần, với các bài thi viết và tranh biện.  Năm ngoái, geshema có sự tham dự của 132 vị nữ tu.

 Dự án Ni giới Tây Tạng (TNP) vừa công bố số lượng nữ tu tham gia kỳ thi geshema năm nay lại một lần nữa tạo nên kỷ lục mới:147 vị Ni.
Nguồn: TNP

TNP chia sẻ với BuddhistDoor Global: “Số lượng nữ tu sĩ tham gia kỳ thi năm này nhiều hơn 15 vị so với con số kỷ lục 132 của năm ngoái, và nhiều hơn năm 2022 là 53 vị”. Đại diện dự án cũng bổ sung: “Do COVID-19 nên kỳ thi không được tổ chức vào năm 2020 và 2021. Nếu không có gì bất ngờ thì sẽ có thêm 13 vị geshema nữa chính thức tốt nghiệp vào mùa thu này”.

TNP nhấn mạnh: “Số lượng chư Ni tham gia kỳ thi geshema tăng đáng kể. Chư vị Geshema đang đóng vai trò mở đường và tạo động lực cho các vị nữ tu sĩ khác nối bước họ. Chỉ mới không lâu đây thôi, việc số lượng nữ tu sĩ gia tăng là điều mà chúng tôi không tưởng tượng nổi. Chúng tôi rất biết ơn sự hỗ trợ của các bạn trong công cuộc giáo dục và khuyến khích chư vị nữ tu sĩ tận tâm này!”

Geshema: Bằng cấp cao nhất của Phật giáo Gelugpa và Tây Tạng

Geshema là bằng cấp cao nhất trong truyền thống giáo dục Phật giáo Gelugpa. Tương tự như bằng geshe đối với chư Tăng, bằng cấp này tương đương với bằng tiến sĩ trong hệ thống đào tạo Phật giáo Tây Tạng.

Để được cấp bằng Geshe, hoặc Geshema, chư Tăng, Ni phải trải qua các kỳ thi khác nhau trong 4 năm. Các kỳ thi này được tổ chức một cách nghiêm ngặt và có nhiều hình thức thi khác nhau.

Để nhận được bằng, các Ni sinh phải trải qua các khóa học kéo dài 17 năm, và kết quả học tập đều phải đạt trên 75% tổng số điểm. Trong các khóa học đó, các Ni sinh được đào tạo cả về những kiến thức Phật học, triết học và cả khoa học, ngôn ngữ… để trở thành một hành giả, một học giả có thể hướng dẫn tâm linh và giảng dạy cho người khác.

Ngày nay, trong cộng đồng Phật giáo Tây Tạng, những Tu sĩ được trao bằng geshe/geshema đều được đánh giá rất cao, đều có những cống hiến giá trị, đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giáo dục và hoằng pháp tại Ấn Độ cũng như trên thế giới.

          Phật sự Tản Viên lược dịch

                                                           Nguồn tham khảo: BuddhistDoor Global

Loading

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares