Giới thiệu Kinh mùa Vu Lan

Kinh Vu Lan dạy về đạo Hiếu của Phật giáo theo truyền thống Bắc tông. Bản kinh này có thể được đọc tụng hàng ngày để hồi hướng công đức cho cha mẹ hiện tiền, đồng thời thắp sáng truyền thống hiếu đạo cho con cháu.

Ngoài ra, người trong gia đình có thể cùng nhau đọc tụng kinh Vu Lan trong ngày sinh nhật mẹ cha, chúc thọ cho ông bà và ngay cả các khóa lễ kỳ siêu cho cha mẹ quá cố và cửu huyền thất tổ để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của các đấng sinh thành. Đọc, tụng kinh Vu Lan cũng chính là để tiếp tục nuôi lớn các hạt giống biết ơn và đền ơn đối với bậc song thân của chúng ta. Chúc quý vị thân tâm an lạc, nhận ra được nhiều bài học sau khi đọc, tụng bộ kinh này.

PHẦN NGHI LỄ

(Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc)

Chủ lễ xướng:

Ai nấy cung kính… Dốc lòng kính lạy Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (3 Lễ) 000

(Xá một xá đều quỳ đọc)

DÂNG HƯƠNG 

Nguyện đem lòng thành kính

Gửi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương 

Cúng dàng ngôi Tam Bảo.

Thề trọn đời giữ Đạo

Theo tự tính làm lành 

Cùng pháp giới chúng sinh

Cầu Phật từ gia hộ

Tâm Bồ Đề kiên cố

Xa biển khổ nguồn mê

Chóng quay về bờ giác. (1 Lễ) 000

Cúng dàng đoạn: Dốc lòng kính lạy Phật Pháp Tăng Phật thường ở khắp mười phương. (1 Lễ) 000

(Mọi người đều đứng chắp tay đọc)

Sắc thân Như Lai đẹp

Cõi thế chẳng ai bằng 

Không sánh chẳng nghĩ bàn

Vì thế con kính lễ.

Sắc thân Phật vô tận

Trí tuệ Phật cũng thế 

Tất cả pháp thường trụ 

Nên nay con về nương.

Sức trí lớn nguyện lớn

Độ khắp chúng quần sinh

Khiến bỏ thân nóng khổ

Sinh kia nước mát vui.

Con nay sạch ba nghiệp

Quy y và lễ tán

Nguyện cùng các chúng sinh

Đồng sinh An Lạc Quốc.

Án phạ nhật la vật. (3 LẦN)

– Dốc lòng kính lễ: Cõi Tịnh Thường Tịch Quang, A Di Đà Như Lai, pháp thân màu thanh tịnh, cùng khắp pháp giới chư Phật. (1 lễ) o

– Dốc lòng kính lễ: Cõi Thực Báo Trang Nghiêm, A Di Đà Như Lai, thân vị trần tướng hảo, cùng khắp pháp giới chư Phật. (1 lễ) o

– Dốc lòng kính lễ: Cõi Phương Tiện Thánh Cư, A Di Đà Như Lai, thân giải thoát trang nghiêm, cùng khắp pháp giới chư Phật (1 lễ) o

– Dốc lòng kính lễ: Cõi An Lạc Phương Tây, A Di Đà Như Lai, thân giới căn đại thừa, cùng khắp pháp giới chư Phật. (1 lễ) o

– Dốc lòng kính lễ: Cõi An Lạc Phương Tây, A Di Đà Như Lai, thân biến khắp mười phương, cùng khắp pháp giới chư Phật. (1 lễ) o

– Dốc lòng kính lễ: Cõi An Lạc Phương Tây, Giáo Hành Lý tam kinh cả Y Chính tuyên dương, cùng khắp pháp giới Tôn Pháp. (1 lễ) o

– Dốc lòng kính lễ: Cõi An Lạc Phương Tây, Quán Thế Âm Bồ Tát, thân vạn ức tử kim, cùng khắp pháp giới Bồ Tát. (1 lễ) o

– Dốc lòng kính lễ: Cõi An Lạc Phương Tây, Đại Thế Chí Bồ Tát, thân quang trí vô biên, cùng khắp pháp giới Bồ Tát. (1 lễ) o 

– Dốc lòng kính lễ: Đại Từ Đại Bi Đại Trí Đại Nguyện, U Minh Giáo Chủ Bản Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.(1 lễ) o

– Dốc lòng kính lễ: Cõi An Lạc Phương Tây, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng, mãn phận nhị nghiêm thân, cùng khắp pháp giới Thánh Chúng. (1 lễ) o

– Con nay xin vì Bốn ân, Ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện cho Tam chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. hi mối nối (1 lễ) o 

 (Xá một xá đều quỳ đọc) 

Đệ tử chúng con… xin chí thành sám hối: 

Xưa kia gây nên bao ác nghiệp,

Đều vì vô thỉ tham, sân, si

Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra 

Hết thảy từ nay xin sám hối.

Bao nghiệp chướng gây nên như thế 

Đều tiêu tan một chút không còn

Niệm niệm cùng khắp trong cõi pháp 

Độ chúng sinh chứng ngôi Bất thoái. (1 lễ) ooo

– Sám hối phát nguyện rồi, quy mệnh A Di Đà Như Lai cùng Phật, Pháp, Tăng

thường ở khắp mười phương. (1 lễ) ooo

(Đều ngồi tụng bài tán hương)

Lư hương vừa bén, 

Chiên đàn khói thơm, 

Ngào ngạt muôn ngàn cõi xa, 

Lòng con kính ngưỡng thiết tha,

Nguyện mong chư Phật thương mà từ chứng minh. 

– Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần) o o o

TỊNH KHẨU NGHIỆP CHÂN NGÔN

– Án tu lị, tu lị, ma ha tu lị, tu tu lị, tát bà ha. (3 biến) o

TỊNH THÂN NGHIỆP CHÂN NGÔN

 – Án tu đa lị, tu đa lị, tu ma lị, sa bà ha. (3 biến) 

TỊNH TAM NGHIỆP CHÂN NGÔN 

– Án sa phạ bà phạ, chuật đà sa phạ, đạt ma sa phạ, bà phạ chuật độ hám. (3 biến) o

AN THỔ ĐỊA CHÂN NGÔN 

– Nam mô tam mãn đá một đà nẫm, án độ rô độ rô, địa vĩ tát bà ha. (3 biến) o

PHẢ CÚNG DÀNG CHÂN NGÔN 

– Án nga nga nẵng, tam bà phạ phiệt nhật ra hộc. (3 biến) o

Kính lạy tam giới tôn

Quy mệnh mười phương Phật. 

Con nay phát nguyện lớn

Trì tụng Kinh Vu Lan. 

Trên đền bốn trọng ân 

Dưới cứu ba đường khổ. 

Nếu có ai thấy, nghe 

Đều phát tâm Bồ Đề. 

Hết một báo thân này Sinh về nước Cực Lạc. o

 

KỆ KHAI KINH

Pháp Phật cao sâu rất nhiệm màu,

Muôn đời khó gặp dễ hay đâu,

Con nay nghe thấy vâng giữ

Chân nghĩa Như Lai nguyện hiểu sâu.

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 Lần) 000

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát. (3 Lần) 000

PHẬT NÓI KINH VU LAN BỒN TA TỪNG NGHE LỜI TẠC NHƯ VẦY: 

Một thuở nọ Thế Tôn an trụ

Xá Vệ thành Kỳ thụ viên trung 

Mục Liên mới được Lục Thông 

Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân. 

Công dưỡng dục thâm ân dốc trả

Nghĩa sinh thành đạo cả mong đền 

Làm con hiếu hạnh vi tiên

Bèn dùng Tuệ nhãn dưới trên kiếm tìm.

Thấy vong mẫu sinh làm ngã quỷ 

Không uống ăn tiều tụy hình hài 

Mục Liên thấy vậy bi ai

Biết mẹ đói khát ai hoài tình thâm

Thương từ mẫu lo dâng vật thực 

Để đỡ lòng cực khổ bấy lâu, 

Thấy con, mẹ rất lo âu,

Tay tả chắn, tay hữu hầu bốc ăn 

Lòng bỏn xẻn tiền căn chưa dứt 

Sợ chúng ma cướp giật của bà 

Cơm chưa đưa đến miệng đà

Hóa thành than lửa nuốt mà được đâu 

Thấy như vậy âu sầu thê thảm 

Mục Kiền Liên bị cảm xót thương 

Mau mau về đến giảng đường

Bạch cùng Sư phụ tìm phương giải nàn 

Phật mới bảo rõ ràng căn cội

Rằng mẹ ông gốc tội rất sâu 

Dầu ông thần lực nhiệm mầu, 

Một mình không thể ai cầu được đâu 

Lòng hiếu thảo ông dầu to lớn

Thấu cửu Thiên khắp chốn vang đi

Cùng là các bậc Thần kỳ 

Tà ma ngoại đạo, bốn vì Thiên vương 

Cộng ba cõi sáu phương tụ tập 

Cũng không phương tế cấp mẹ ngươi 

Muốn cho cứu được mạng người 

Phải nhờ thần lực của mười phương Tăng

Pháp cứu tế Ta toan giảng nói

Cho mọi người thoát khỏi ách nàn

Bèn kêu Mục Thị đến gần

Truyền cho Diệu pháp ân cần thiết thi

Rằm tháng Bảy là kỳ Tự tứ

Mười phương Tăng đều dự lễ này

Phải toan sắm sửa chớ chầy

Đồ ăn thanh tịnh, trái cây thơm lừng 

Lại phải sắm giường nằm nệm lót 

Cùng thau, bồn, đèn đuốc, nhang, dầu 

Món ăn tinh sạch báu mầu

Đựng trong bình bát vọng cầu kính dâng 

Chư Đại đức mười phương thụ thực 

Trong bảy đời sẽ được siêu thăng 

Mẹ cha phúc thọ gia tăng 

Hiện tiền nghiệp chướng tiêu tan trói chằng 

Vì ngày ấy Thánh Tăng đều đủ 

Dầu ở đâu cũng tụ hội về

Như người thiền định sơn khê 

Tránh điều phiền não chăm về Thiền na. 

Hoặc người được bốn tòa đạo quả 

Công tu hành nguyện thỏa vô sinh 

Hoặc người thụ hạ kinh hành 

Chẳng ham quyền quý ẩn danh lâm tòng 

Hoặc người được Lục thông tấn phát

Và những hàng Duyên giác, Thanh văn 

Hoặc chư Bồ tát mười phương

Hiện hình làm sãi trong đường chúng sinh 

Đều trì giới rất thanh, rất tịnh 

Đạo đức dày chính định chân tâm 

Tất cả bậc Thánh, Phàm Nhân

Bát cơm thụ lĩnh đồng tâm lục hòa 

Người nào có sắm ra vật thực

Được cúng dàng Tự tứ Tăng rồi 

Hiện tiền phụ mẫu của người 

Bà con quyến thuộc ấy thời nhờ ơn 

Tam đồ khổ chắc phần ra khỏi

Cảnh thanh nhàn hưởng tuổi thọ niên 

Như còn cha mẹ hiện tiền 

Nhờ đó cũng được bách niên lâu dài 

Như cha mẹ bảy đời quá vãng

Sẽ hóa sinh về cõi Thiên cung 

Người thời tuấn tú hình dung

Hào quang chiếu sáng khắp cùng châu thân 

Phật dạy bảo chư nhân Tăng chúng 

Phải tuân theo thể thức sau này: o

Trước khi thụ thực đàn chay

Phải cầu chú nguyện cho người tín gia 

Cầu bảy đời mẹ cha thí chủ

Định tâm thần quán đủ đừng quên 

Cho xong định ý hành thiền

Mới đem phẩm vật đàn tiền, dùng ban 

Khi thụ dụng, nên an vật thực 

Trước Phật đài hoặc tự tháp trung 

Chư Tăng chú nguyện viên dung 

Sau rồi tự tiện thụ dùng bữa trưa 

Pháp cứu tế Phật vừa nói dứt

Mục Liên và Bồ tát chư Tăng

Cùng nhau tỏ dạ vui mừng

Buồn rầu đã hết, trông chừng chờ mong

Mục Liên mẫu cũng trong ngày ấy

Kiếp ngã quỷ khổ thấy tiêu băng 

Mục Liên bạch với Phật rằng: o

Mẹ con nhờ sức Thánh tăng thoát nàn 

Lại cũng nhờ uy thần Tam Bảo

Bằng chẳng thì nạn khổ khó qua

Như sau đệ tử xuất gia

Vu Lan Bồn pháp dùng mà độ sinh 

Độ cha mẹ còn đương tại thế, 

Hoặc bảy đời có thể được không? 

Phật rằng: Lời hỏi rất thông, 

Ta vừa muốn nói, con dùng hỏi theo 

Thiện nam tử, Tỷ khiêu nam nữ, 

Cùng Quốc vương, Thái tử, Đại thần, 

Tam công, Tể tướng, Ba quân, 

Cùng hàng lê thứ vạn dân cõi trần, 

Như chí muốn đền ơn cha mẹ, 

Hiện tại cùng thất thế tình thâm. 

Đến Rằm tháng Bảy mỗi năm, 

Sau khi Kết hạ chư Tăng tựu về, 

Chính ngày ấy Phật Đà hoan hỷ, 

Phải sắm sanh đủ vị cơm canh,

Đựng trong bình bát tinh anh,

Chờ giờ Tự tứ, chúng Tăng cúng dàng. 

Chí nguyện cầu song đường trường thọ, 

Chẳng ốm đau chẳng khó khổ chi 

Cùng cầu thất Tổ đồng thì

Lìa nơi ngã quỷ sinh về Nhân Thiên

Được hưởng phúc nhân duyên tươi đẹp 

Xa ngục tù cùm kẹp cực thân 

Môn sinh Phật tử ân cần

Hạnh tu hiếu thuận phải cần phải chuyên 

Thường cầu nguyện thung, huyên an hảo 

Cùng bảy đời phụ mẫu siêu sinh 

Ngày Rằm tháng Bảy mỗi năm 

Vì lòng hiếu thảo ơn thâm phải đền 

Lễ cứu tế chí thành sắp đặt

Ngõ cúng dàng chư Phật, chư Tăng 

Ấy là báo đáp thù ân

Sinh thành dưỡng dục song thân buổi đầu

Đệ tử Phật lo âu gìn giữ

Mới phải là Thích tử, Thiền môn

Vừa nghe dứt Pháp Lan Bồn

Môn sinh tứ chúng thảy đồng hân hoan 

Mục Liên với bốn ban Phật tử 

Nguyện một lòng tín sự phụng hành 

Trước là trả nghĩa sinh thành

Sau là báo đáp chúng sinh muôn loài. 

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát.

(3 Lần) 1 VÁI 000

PHẬT NÓI KINH ĐẠI BÁO PHỤ MẪU TRỌNG ÂN

Tôi nghe thế này: Một khi Phật ở trong ngôi Tịnh xá, vườn Cấp Cô Độc, cây của Kỳ Đà, cùng các Tăng già, có trên hai vạn, thêm tám nghìn người, cùng chư Bồ tát. Bấy giờ Thế Tôn, cùng với đại chúng, nhân buổi nhàn du, đi về phía Nam, thấy đống xương khô, chất cao như núi, đức Phật Thế Tôn, liền sụp lạy ngay đống xương khô ấy. o

Tôi bạch Phật rằng: Lạy đức Thế Tôn, Ngài ở trên ngôi chí tôn, chí quý, Thầy cả ba cõi, cha lành bốn loài, thiên thượng nhân gian, thảy đều tôn kính, sao Ngài lại lễ đống xương khô kia. o

– Này Anan ơi! Ngươi tuy xuất gia, theo Ta tu học, trong bấy nhiêu lâu, đã rộng rãi đâu, những sự thấy nghe, đống xương khô ấy, hoặc là ông bà hay là cha mẹ, của ta thân trước ngàn muôn ức kiếp, đời đã cách xa, bởi thế nay ta chí thành kính lễ. Ngươi đem xương này, chia làm hai phần, một là đàn ông, hai là đàn bà, phân biệt cho ta. o

Bạch đức Thế Tôn! con xem ở đời, phàm là con trai mang đại hia mũ, ai cũng nhận ra đấy là nam giới; Những người con gái, hương hoa phấn sáp, kiềng xuyến nhẫn hoa, ai cũng nhận ra, đó là giới nữ; người chết quá khứ xương lẫn lộn nhau, chúng con biết đâu mà phân biệt được. o 

Đây là lời Phật: Này Anan con! Về bên nam giới – nam giới, trong lúc bình sinh, thường thường lui tới, những chốn chùa chiền, nhờ có nhân duyên, nghe kinh lễ Phật, kính mến Tăng già, nợ trần đã qua, hồn về cõi Phật, bao nhiêu xương trắng nhắc thấy nặng hơn là xương nam giới. Còn như nữ giới, trong lúc bình sinh, nhiều lần sinh nở, nuôi nấng con thơ, tổn hao khí huyết, mỗi một kỳ sinh máu đặc trong mình, chảy ra sáu đấu, mỗi người con bú, tám thùng bốn đấu, sữa ở trong thân, giảm bớt tinh anh, cho nên xương nhẹ và có sắc đen. o

Tôi nghe Phật nói, thương xót vô cùng, mẹ tôi đã từng, hao mòn như thế, nghĩ mà rơi lệ, liền bạch Phật rằng: o

Lạy đức Thế Tôn! công ơn cha mẹ, như non như bể, thăm thẳm nghìn trùng, lấy gì báo đáp, cúi xin đức Phật, rủ lòng thương xót, dạy bảo chúng con. o

Này Anan ơi! Về ơn đức mẹ, trong vòng mười tháng, đi lại nặng nề, cưu mang nhọc mệt, khổ không kể xiết:

– Khi vừa một tháng, ở trong thai mẹ, khác gì hạt sương dính trên ngọn cỏ, sớm còn tụ đọng, trưa đã tiêu tan, khó lòng giữ được. 

– Khi được hai tháng, ở trong thai mẹ, hình như sữa đặc, đã chắc gì đâu.

– Khi được ba tháng, ở trong thai mẹ, ví như cục máu, đông đặc đỏ ngầu, vô tri vô giác.

– Khi được bốn tháng, ở trong thai mẹ, mới dạng hình người.

– Khi được năm tháng, ở trong thai mẹ, mới đủ năm hình, chân tay đầu tóc. Tôi ôm

– Khi được sáu tháng, ở trong thai mẹ, sáu căn mới đủ, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hình và ý.

– Khi được bảy tháng, ở trong thai mẹ, mới sinh đầy đủ, ba trăm sáu mươi, những cái đốt xương, cùng là tám vạn bốn nghìn chân lông.

– Khi được tám tháng, ở trong thai mẹ, phủ tạng mới sinh, ý chí mới đủ, chín khiếu mới thông.

– Khi được chín tháng, ở trong thai mẹ, mới đủ hình người, ngồi trong bụng mẹ, khát uống nguyên khí không ăn hoa quả, cùng là ngũ cốc, sinh tạng rủ xuống, thực tạng hướng lên, có một dãy núi, gồm có ba quả: một là Tu Di, hai là núi Nghiệp, ba là núi Máu. Núi này đồng thời hóa ra dòng máu, rót vào trong miệng. o 

Ở trong thai mẹ, trong vòng mười tháng, trăm phần vẹn toàn, mới đến ngày sinh. Nếu con có hiếu, chắp tay thu hình, thuận lối mà ra, không đau lòng mẹ, nếu là con bạc, giãy giụa bải bơi, buốt chói từng hồi, khiến đau lòng mẹ, như đâm như xỉa, như cấu như cào, như nghìn mũi dao đâm vào gan ruột, mẹ khổ vô cùng, nói sao cho xiết, sinh được thân này, mừng thay vui thay, yêu thay mến thay!

Phật bảo Anan: Công ơn từ mẫu, gồm có mười điều, phàm kẻ làm con, phải lo báo hiếu.

Những gì là mười? o

  • Một nhớ ơn mẹ ta, chín tháng mười ngày, cưu mang nặng nhọc.
  • Hai nhớ ơn mẹ ta, khi sinh lúc nở, quên cả lo âu
  • Bốn nhớ ơn mẹ ta, mẹ ăn miếng đắng, lại nhả miếng ngọt, dành dụm cho con.
  • Năm nhớ ơn mẹ ta, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo xê con.
  • Sáu nhớ ơn mẹ ta, ba năm bú mớm, nuôi nấng thuốc thang, trong khi sài đẹn.
  • Bảy nhớ ơn mẹ ta, giặt giũ hong phơi, áo quần dơ dáy, ô uế tanh hôi, mẹ đành cam chịu.
  • Tám nhớ ơn mẹ ta, khi đi đâu xa, vì thương nhớ con, trong lòng cầy cậy, một chút không ngơi.
  • Chín nhớ ơn mẹ ta, vì sinh nuôi con, mà mẹ cam lòng, tạo bao ác nghiệp.
  • Mười nhớ ơn mẹ ta, lòng rất thương con, trọn đời yêu dấu, không phút nào ngơi. o

THỨ NHẤT ƠN: CHÍN THÁNG MƯỜI NGÀY CƯU MANG NẶNG NHỌC

Bao kiếp duyên cùng nợ côn

Ngày nay mới vào thai

Đầy tháng sinh phủ tạng 

Bảy bảy sáu tinh khai

Thân trọng như non Thái

Động tĩnh sợ phong tai

Áo the đành xốc xếch

Gương lược, biếng trang đài. o

 

THỨ HAI ƠN: KHI GẦN SINH NỞ

Khi gần ngày sinh nở

Nặng nhọc, khổ sở thay

Cưu mang trong mười tháng

Vất vả biết bao ngày

Đứng ngồi và đi lại

Dáng vẻ tựa ngô ngây

Sợ hãi, lo cùng lắng

Tử sinh, giờ phút này! o

 

THỨ BA ƠN: LÚC SINH NỞ 

Mẹ ta khi sinh nở 

Thân thể đều mở toang!

Tâm hồn như mê mẩn

Máu me chan hòa đầy

Chờ nghe thấy con khóc! 

Lòng mẹ mừng rỡ thay

Đương mừng lo lại đến

Rầu rĩ ruột gan này. o

 

THỨ BỐN ƠN: ĂN ĐẮNG NHẢ NGỌT

Mẹ ta lòng thành thực

Thương con chẳng chút ngơi

Nhả ngọt nào có tiếc!

Ăn đắng nói cùng ai?

Yêu dấu như vàng ngọc 

Nâng niu tay chẳng rời 

Những mong con no ấm 

Mẹ đói rét cũng vui. o

 

THỨ NĂM ƠN: XÊ CON TỰ THẤP 

Tự mình nằm chỗ ướt

Chỗ ráo để xê con

Hai vú, phòng đói khát

Hai tay ủ gió sương

Thâu đêm nằm chẳng ngủ

Nâng niu tựa ngọc vàng

Những mong con vui vẻ

Lòng mẹ mới được yên. o

 

THỨ SÁU ƠN: BÚ MỚM NUÔI NẤNG

Đức mẹ dày như đất

Công cha thẳm tựa trời

Chở che coi bình đẳng

Cha mẹ cũng thế thôi!

Chẳng quản câm, mù, điếc 

Chẳng hiềm quắp chân, tay!

Bởi vì con ruột thịt

Trọn đời dạ chẳng khuây. o

 

THỨ BẢY ƠN: TẮM GỘI GIẶT GIŨ 

Vốn người có nhan sắc 

Lại thêm phấn sáp xông 

Màu xanh như liễu lục 

Má đỏ tựa sen hồng

Giặt giũ khăn cùng tã

Dáy dơ chẳng quản công

Cốt sao quần áo sạch 

Búi tóc gọn là xong. o 

 

THỨ TÁM ƠN: ĐI XA LÒNG MẸ NHỚ THƯƠNG 

Từ biệt lòng khôn nhẫn 

Sinh ly dạ đáng thương

Con đi đường xa cách 

Mẹ ở chốn quê hương 

Ngày đêm thường tưởng nhớ 

Sớm tối vẫn vấn vương 

Như vượn thương con đỏ 

Khúc khúc đoạn can trường? o

 

THỨ CHÍN ƠN: VÌ SINH CON MÀ CAM LÒNG TẠO BAO ÁC NGHIỆP

Mẹ trải bao gian khổ

Công lao tựa vực trời 

Bồng bế cùng nuôi nấng 

Mong sao con ăn chơi 

Nhường cơm, cùng xẻ áo 

Mẹ đói rách cũng vui

Khôn lớn, tìm đôi lứa

Gây dựng cho nên người. o

 

THỨ MƯỜI ƠN: MẸ TRỌN ĐỜI THƯƠNG YÊU CON

Công cha cùng đức mẹ 

Cao sâu tựa biển trời 

Vắt cạn kiệt dòng sữa

Để cho con tươi cười 

Mẹ già hơn trăm tuổi 

Vẫn thương con tám mươi 

Bao giờ ân oán hết

Tắt nghỉ cũng chẳng thôi! o

 

Phật bảo Anan: Ta xem chúng sinh dẫu được làm người, lòng còn ngu muội, chẳng nghĩ mẹ cha, công đức kể ra, như non như biển, chẳng cung chẳng kính, chẳng hiếu chẳng từ, mẹ mang thai con, trong vòng mười tháng, ngồi đứng không yên, như mang gánh nặng, ăn uống chẳng ngon, như người mang bệnh, ngày tháng thoi đưa, đến khi sinh nở, chịu khổ mọi đường, phút giây hay dở, kinh sợ vô thường, như giết trâu, dê, máu me lai láng, còn nhiều khổ nữa, mới được thân này, ăn đắng nuốt cay, nhả bùi nhả ngọt, nâng niu dưỡng dục, giặt giũ dáy dơ, không nề gian khổ, bức bối nồng nàn, rét mướt cơ hàn, lầm than tận khổ, mẹ nằm chỗ ướt, chỗ ráo xê con, ba năm bú mớm, bồng bế nâng niu, dạy bảo đủ điều, lễ nghi phép tắc, cho ăn đi học, tìm đủ mọi nghề, đưa đón đi về, cần lao chăm chú, chẳng kể gì công.

Trái nắng dở trời, tuần trăng cuối gió, bệnh nọ chứng kia, bông hoa sài đẹn, thang thuốc đầu đâu, một mình lo lắng, chạy ngược chạy xuôi, năm canh vò võ, bệnh con có khỏi, lòng mẹ mới yên, mong con lớn lên, con thảo con hiền, để mà trông cậy. o

 

Không ngờ ngày nay, hóa con bất hiếu, mẹ già cha yếu, con chẳng đỡ đần, cãi vã song thân, nói năng cắn cẩu, giương đôi mắt chẫu, khinh rẻ mẹ cha, chú bác ông bà, cô dì chẳng nể, anh em cũng kệ, đánh lộn xảy ra, ô nhục nước nhà, bất trung bất nghĩa, bất hiếu bất lương, phép nước coi thường, mẹ cha cũng kệ, xóm làng chẳng nể, chửi bới người ta, sớm tối ra vào, chẳng thưa chẳng gởi, nói năng bổ củi, càn quấy làm bừa, cha mẹ xem thừa, thầy trên cũng mặc! Bé thì ai chấp; người những nâng niu, dần dần khôn lớn, gai ngạnh mọi điều, chẳng hòa chẳng thuận, thường hay sân hận, bỏ cả bạn lành, giao du bạn ác, tập thói xa hoa, chơi khắp gần xa, thất thường điên đảo, bị kẻ dỗ dành, mất cả thanh danh, bỏ làng trốn mất, trái ý mẹ cha, ly biệt quê nhà, chẳng nhìn quê quán, hoặc vì buôn bán, hoặc bởi tòng quân, tiêm nhiễm dần dần, trở nên lưu luyến, vợ nọ con kia, chẳng thiết đi về, quê hương bản quán, ở đất nước người, lại hay rong chơi, bị người lừa gạt, tai vạ linh tinh, pháp luật gia hình, tù lao cấm cố, cực khổ mọi điều, chẳng may yếu đau, chứng kia tật nọ, ở chốn tha hương, ai kẻ thích thân, ai người thang thuốc, mẹ cha cách biệt, thân thích biết đâu, cam chịu ưu sầu, quê người đất khách, khốn khổ gầy còm, không người trông nom, bị người khinh rẻ, lang thang đường ngõ, vì thế chết đi, không người chôn cất, trương phềnh thối đất, giãi nắng dầm mưa, hài cốt bãi bừa, chó cầy nhai xé! o

 

Mẹ cha thân thuộc, khi được tin buồn, luống những đau thương, ruột như dao cắt, hai hàng nước mắt, lã chã chứa chan, hoặc vì quá thương, kết thành bệnh khí, đến chết còn bị, làm quỷ ôm thây, chẳng để ai thay, khư khư giữ mãi. 

 

Hoặc là vì con, chẳng chăm học tập, chỉ mải rong chơi, nay đây mai đó, cùng bạn vô loài, làm điều vô ích, giao du trộm cắp, chẳng sợ lệ làng, chè rượu nghênh ngang, đánh cờ đánh bạc, gian tham độc ác, lụy đến tôn thân, nay Sở mai Tần, lên đồn xuống phủ, mẹ cha ủ rũ, khốn khổ vì con.

 

Nào con có biết, cha mẹ khổ đau trăm não nghìn sầu, mùa thu mùa đông rét run bức bối, chẳng lo sớm tối, ấp lạnh quạt nồng, chẳng viếng chẳng thăm, chẳng hầu chẳng hạ, mẹ cha già cả, hình vóc gầy còm, hổ mặt mười non, dầy vò chửi giả, mẹ cha hoặc góa, trơ trọi một mình, luống những buồn tanh, như người ngủ trọ, chiếc gối một phòng, năm canh vò võ, mùa đông sương gió, rét mướt cơ hàn, con nào hỏi han, gái trai tránh né, mặc thây cha mẹ, đêm ngày thở than!

 

Khi đem thức ăn, dâng lên cha mẹ, thì lại giữ kẽ, rằng ngượng rằng e, sợ kẻ cười chê ví đem quà bánh, cho vợ cho con, mặt dạn mày dầy, không hề xấu hổ, vợ con dặn bảo, vâng đúng như lời, cha mẹ hết hơi, không hề hối cải.

 

Đây là con gái, khi chưa gả chồng, hãy còn ở chung, tỏ ra hiếu thảo; khi đã gả bán, về ở nhà người, một ngày một lười, nhà ngoại không thiết, ông thiết, những ngày giỗ tết có đảo về qua, ví dù mẹ cha, có gì sơ ý liền sinh giận dữ, tỏ vẻ oán hờn, chồng chửi nhơn nhơn, đành cam lòng chịu; bạn bè thất thểu, tình nghĩa keo sơn, tỏ ra chăm chú, mẹ cha máu mủ thì lại sơ tình. 

 

Hoặc đi theo chồng, quê người đất khách quận nọ tỉnh kia, cha mẹ xa lìa, làng không tưởng nhớ, chẳng viếng chẳng thăm, thư tín càng không, tuyệt vô tin tức, mẹ cha thường nhớ, rầu rĩ ruột gan, luống những bàng hoàng, sớm chiều mong mỏi, công đức cha mẹ, vô lượng vô biên, con chẳng hiếu hiền, ở đời cũng lắm. o

 

Khi ấy đại chúng, nghe Phật nói ra! Công đức mẹ cha, cao tầy non thái, nghe rồi sợ hãi, hối hận vô cùng, cảm động rưng rưng, khôn cầm nước mắt, lòng đau như cắt, tâm trí rối bời, đang từ chỗ ngồi, cùng nhau đứng dậy, hướng Phật mà lạy, rồi nói lời này: Khổ thay! Khổ thay! Đau lòng đứt ruột lũ con ngày nay, tội ác ngập đầu, xưa có biết đâu, mờ như đêm tối, ngày nay biết hối thì sự đã rồi, đau đớn lòng tôi, trót đà bội bạc, cúi xin chư Phật, soi xét kẻ phàm, phóng ngọc hào quang, ra tay cứu vớt, làm sao báo được ơn đức mẹ cha. Phật liền nói ra, đủ đầy tám giọng bảo đại chúng rằng: o

 

1 – Ví có kẻ nào, hai vai kiệu cõng cha mẹ đi chơi, suốt cả mọi nơi, trên rừng dưới biển, hai vai nặng trễ, mòn đến tận xương, máu chảy cùng đường, không hề ân hận, cũng chưa báo tận công đức mẹ cha, kể trong muôn một. o

 

2 – Ví lại có người, gặp khi đói kém, cắt hết thịt mình, cung nuôi cha mẹ, khỏi lúc nguy nan riêng mình đành cam, thịt xương tan nát, trăm nghìn muôn kiếp, để báo thâm ân, chẳng được một phần, kể trong muôn một. o

 

3 – Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp tự tay cầm dao, khoét đôi mắt mình, luyện làm thang thuốc chữa bệnh mẹ cha, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một. o 

 

4 – Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, đều tự tay mình, cầm dao khoét ruột, móc lấy tim gan, luyện làm thang thuốc chữa bệnh mẹ cha, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một. o

 

5 – Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì tội mẹ cha, chịu thay tội mà, dao băm thân thể, thịt xương nát bể, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một. o

 

6 – Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì ơn mẹ cha, lấy mình đốt lên làm cây đèn thịt, cúng dàng chư Phật, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một. o 

 

7 – Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì bệnh mẹ cha, đập xương tủy ra, để làm thang thuốc, chữa bệnh mẹ cha, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một. o

 

8 – Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì cứu mẹ cha, nuốt viên sắt nóng, cháy sém thịt da, như thế cũng là chưa trả được ân kể trong muôn một. o

 

Bấy giờ đại chúng, nghe Phật nói rồi! Trong dạ bồi hồi, bóp đầu bóp trán, tự kêu tự thán, xúc động nói năng, mà bạch Phật rằng: Con muốn đền đáp, công đức mẹ cha, cúi xin Phật Đà, rủ lòng chỉ giáo?

 

Đức Phật liền bảo, cặn kẽ mọi lời, Này chúng sinh ơi! Muốn đền ơn nghĩa:

– Một vì mẹ cha, nên chép Kinh này, kính biếu đó đây, cho nhiều người tụng. 

– Hai vì mẹ cha, đọc tụng Kinh này, hàng ngày chớ bỏ.

– Ba vì mẹ cha, làm chay sám hối, sớm ăn tối ăn năn.

– Bốn vì mẹ cha, cúng dàng Tam Bảo tùy ý sở dùng. 

– Năm vì mẹ cha, trong sáu ngày trai phải nên nhớ giữ. 

– Sáu vì mẹ cha, thường hay bố thí làm mọi việc lành.

 

Làm được như thế thực là con hiếu, cứu được mẹ cha phúc đẳng hà sa, siêu thăng Cực Lạc.

 

Phật bảo Anan: Ở trên thế gian, những quân bất hiếu, bất nghĩa, bất nhân, sau hết duyên trần, xác vùi dưới đất. Còn phần linh giác, là cái chân thân, phải vào địa ngục, chính ngục A Tỳ, sâu rộng cực kỳ, tối như bưng mắt, tường đồng vách sắt, tra tấn cực hình, nào bàn chống đinh, nào kìm cắt lưỡi, lửa đốt trên dưới, cùm kẹp chân tay, mổ bụng phanh thây, thấy mà kinh sợ; hơn như thế nữa, sấm chớp đùng đùng, sét đánh tứ tung, vạc dầu sôi sục, chỉ trong phút chốc, nấu hàng vạn người rắn độc phun hơi, chó ngao cắn xé, những kẻ tội nhân, vì tội bất hiếu, cãi vã mẹ cha, phải chịu xót xa, ở trong ngục ấy; gươm dao sào gậy, đâm chém suốt ngày, như hạt mưa bay, trên không rơi xuống, trải trăm nghìn kiếp, không phút nào ngơi, hết hạn ấy rồi, lại vào ngục khác; đầu đội chậu máu, cối sắt nghiến thây, mình mẩy chân tay, dập dừ tan nát, một ngày phải chết, tới nghìn vạn lần, khổ sở gian truân, vì chứng bất hiếu. Phật lại dạy rằng:

Vì có thiện nam hay là tín nữ, thật là hiếu tử, trả nghĩa mẹ cha, in kinh này ra biếu cho người tụng; in được mười quyển, được mười đức Phật, in được trăm quyển, được trăm đức Phật; in được muôn quyển, được muôn đức Phật, phù hộ độ trì, lại tiếp hồn đi, về phương Cực Lạc; đây là lời Phật, chớ có coi thường, địa ngục vấn vương, khó lòng thoát khỏi!

 

Bấy giờ Anan, cùng chư đại chúng Trời, Rồng, Thần, Quỷ, Dạ Xoa, La Sát, Người cùng Phi Nhân, được nghe Phật nói, đều phát nguyện rằng: o

 

Chúng con thề rằng: Dẫu phải hy sinh dù trăm nghìn kiếp, xương tan thịt nát, nhỏ như vị trần, cũng chẳng dám quên, lời chư Phật dạy. Thà lấy dao kìm, rút lưỡi mọi tim, cho diều quạ mổ, hổ báo lôi tha, máu chảy chan hòa, thành sông thành suối, con thề chẳng trái, lời Phật dạy răn. o 

 

Chúng con thề rằng: Thà lấy trăm nghìn, vòng dao giáo mác, đâm chém chặt nát, cả cái xác thân, nhỏ như vi trần, đốt đi đốt lại, trăm nghìn thăm hại, cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạy. o

 

Chúng con thề rằng: Thà lấy lưới sắt, quấn chặt vào thân trăm nghìn vạn lần, trói buộc như thế, quăng xuống sông bể, trôi dạt đó đây, chim cá rỉa thây, không người cứu vớt, khổ sở không ngớt, cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạy. o

 

Chúng con thề rằng: Thà mổ thà xả thà xay thà giã, nhỏ như vi trần, nào da nào gân, phơi sương phơi gió, nắng mưa vứt bỏ, nào thịt nào xương, rơi rớt ngoài đường, trong nhà ngoài ngõ, trăm nghìn khổ đó, cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạy. o

 

Khi ấy Anan liền bạch THẾ TÔN: Con lạy Đức Phật! Đây là Kinh gì? Chúng con muốn trì, tụng được hay chăng. Đức Phật dạy rằng:

 

Chúng con nên biết, Kinh này là Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân Chi Kinh. Tất cả chúng sinh, thảy đều nên tụng, khi ấy đại chúng, nghe Phật nói rồi, tin, kính phụng hành, lễ tạ mà lui. (1 VÁI) 000

 

TÂM KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Khi ngài Quán Tự Tại Bồ Tát, thực hành sâu xa pháp Bát nhã Ba la mật đa. Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền độ thoát hết thảy khổ ách.

 

Này ông Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế.

 

Này ông Xá Lợi Tử! Tướng không của mọi pháp, không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt; cho nên trong chân không, không có Sắc, không có Thụ, Tưởng, Hành, Thức; không có Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý; không có Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp; không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới; không có vô minh, cũng không có cái hết vô minh; cho đến già, chết, cũng không có cái hết già, chết; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc, vì không có chỗ chứng đắc.

 

Bồ Tát y theo Bát nhã Ba la mật đa, nên tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa hẳn mộng tưởng điên đảo, đạt tới Cứu kính Niết bàn. Chư Phật trong ba đời cũng y Bát nhã Ba la mật đa mà được đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Cho nên biết Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, trừ được hết thảy khổ; chân thực không hư.

 

Vì vậy nói ra bài chú Bát nhã Ba la mật đa, liền nói bài chú rằng: “Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ Đề tát bà ha, ma ha Bát Nhã Ba La Mật Đa”. (đọc chú 3 lần) ooo

 

VĂN TỤNG KINH HỒI HƯỚNG 

Đệ tử chúng con… vì sức nghiệp ma, tâm thần rối loạn, căn tính mê mờ, bỗng nhiên chợt nghĩ, thay đổi lung tung, dáo dở chất chồng, xem văn mờ ý, nhầm chữ sai câu, trái với chính âm trong, đục, hệ vào tà kiến giãi bày, hoặc vì việc đoạt mất trí, tâm chẳng để vào kinh, đương khi tụng niệm dậy, ngồi bỏ dở câu cách quãng, ngồi lâu trễ nải, nhân đó giận hờn, chốn nghiêm tịnh để vướng bụi nhơ, nơi kính cẩn hoặc làm cẩu thả. Thân, khẩu mặc dùng nhếch nhác, xiêm y lễ mạo lôi thôi, cung chẳng như nghi, để không đúng chỗ. Mở cuốn rối ren, rớt rơi, dơ nát. Hết thảy chẳng chuyên chẳng thành, thật là đáng thẹn đáng sợ.

 

Kính xin chư Phật, Bồ Tát, trong cõi pháp giới, hư không giới, hết thảy Hiền thánh, Thiện thần, Thiên long, Bát bộ, Hộ pháp… từ bi thương xót, sám rửa lỗi lầm, khiến cho công đức tụng kinh, đều được chu viên thành tựu. Đệ tử chúng con nguyện tâm hồi hướng còn e, hoặc khi dịch nhuận lỗi lầm, hoặc lúc giải chua thiếu sót, truyền thụ sai thù, âm thích lẫn lộn. Những lỗi cắt, in viết chép. Dù thầy dù thợ đều xin sám hối. Nhờ sức thần của chư Phật, khiến cho tội lỗi tiêu tan.

 

Thường quay xe pháp, cứu vớt hàm linh. Nguyện đem công đức, trì chú tụng kinh, hồi hướng về Hộ pháp long thiên thánh chúng. Thần núi sông linh thiêng trong tam giới, vị chủ tế thủ hộ chốn già lam, cầu mong được hưởng phúc thiện bình an, trang nghiêm đạo quả, vô thượng Bồ Đề, nguyện cho khắp cả pháp giới chúng sinh, cùng được vào biển “Như Lai Pháp Tính”.

 

(Tụng đến đây thì sang mõ tụng bài tán Phật…)

Phật Di Đà mình vàng rực rỡ, 

Tướng tốt thay trong sáng khôn bì, 

Mi trắng tỏa Tu Di năm núi,

Mắt như bốn biển lớn trong xanh,

Hào quang hóa Phật vô số ức,

Hóa Bồ Tát cũng thật vô biên,

Bốn mươi tám nguyện độ chúng sinh

Chín phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn. 

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật. (3 lần) ooo

Nam Mô A Di Đà Phật. (Niệm 1,3 tràng tùy ý) o o o

 

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát. (Niệm 10 lần ) o

 

Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát. (Niệm 10 lần ) o

 

Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. (Niệm 10 lần ) o

 

Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (Niệm 10 lần ) o

 

LỄ TỔNG

  1. Nam mô tận hư không biến pháp giới Thập phương Tam thế nhất thiết thường

trụ Tam Bảo. (3 lễ) o o o

 

  1. Nam mô Sa bà Giáo chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ) o 

 

  1. Nam mô Phạm Võng Giáo chủ Lư Xá Na Phật. (1 lễ) o

 

  1. Nam mô Tây Phương Cực Lạc Giáo chủ A Di Đà Phật. (1 lễ) o

 

  1. Nam mô Thượng phương Chúng hương thanh tịnh thế giới Giáo chủ Hương Tích Phật. (1 lễ) o

 

  1. Nam mô Đông Phương Giáo chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. (1 lễ) o

 

  1. Nam mô Đương lai Giáo chủ Di Lặc Tôn Phật. (1 lễ) o

 

  1. Nhất tâm đỉnh lễ Quán Thế Âm Bồ Tát biến pháp giới chư đại Bồ Tát. (1 lễ) 

 

  1. Nhất tâm đỉnh lễ Đại Thế Chí biến pháp giới chư đại Bồ Tát. (1 lễ) o

 

  1. Nhất tâm đỉnh lễ Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát biến pháp giới chư đại Bồ Tát. (1 lễ) o

 

  1. Nhất tâm đỉnh lễ Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát biến pháp giới chư đại Bồ Tát. (1 lễ) o 

 

  1. Nhất tâm đỉnh lễ Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát biến pháp giới chư đại Bồ Tát. (1 lễ) o 

 

  1. Nhất tâm đỉnh lễ Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát biến pháp giới chư đại Bồ Tát. (1 lễ) o 

 

  1. Nhất tâm đỉnh lễ Bản Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát biến pháp giới chư đại Bồ Tát. (1 lễ) o 

 

  1. Nhất tâm đỉnh lễ Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát biến pháp giới chư Hiền Thánh Tăng. (1 lễ) o 

 

  1. Nhất tâm đỉnh lễ Lịch Đại Tổ Sư Bồ Tát. (1 lễ) o 

 

  1. Nhất tâm đỉnh lễ Hộ pháp Chư Thiên Bồ Tát. (1 lễ) o

 

  1. Nhất tâm đỉnh lễ Tam châu Cảm ứng Hộ pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát. (1 lễ) o

 

  1. Thiên địa phú tái tri ân, nhật nguyệt chiếu lâm chi đức, đại vị đỉnh lễ A Di Đà Phật. (1 lễ) o

 

  1. Quốc gia xã hội tri ân, thủy thổ thuần dụng chi đức, đại vị đỉnh lễ A Di Đà Phật. (1 lễ) o

 

  1. Sư trưởng giáo huấn tri ân, Phụ mẫu sinh thành chi đức, đại vị đỉnh lễ A Di Đà Phật. (1 lễ) o

 

  1. Thập phương tín thí tri ân, tứ sự cúng dàng chi đức, đại vị đỉnh lễ A Di Đà Phật.  (1 lễ) o

 

  1. Ngã kim phả vị Tứ ân, Tam hữu pháp giới chúng sinh tất nguyện đoạn trừ tam chướng, chí thành phát nguyện: (1 lễ) o

 

(vào mõ tụng bài văn phát nguyện) 

Cúi đầu hướng về nước Cực Lạc 

Thầy dẫn đường tiếp bước chúng sinh 

Con nay phát nguyện, nguyện vãng sinh 

Xin Đức Từ Bi thương tiếp độ. o

 

Đệ tử chúng con… khắp vì bốn ân ba cõi, pháp giới chúng sinh, cầu nơi chư Phật, nhất thừa vô thượng, Bồ đề kiên cố, chuyên tâm trì niệm, A Di Đà Phật, vạn đức hồng danh, cầu sinh Tịnh Độ. Ngại vì phúc mỏng nghiệp dày, chướng sâu tuệ cạn, tâm nhiễm thói hư, đức sạch khó thành, nay đối trước Phật, năm thể chuyên cần, dốc một lòng thành, cầu xin sám hối. Con và chúng sinh, bao kiếp đến nay, quên mất bản tâm, cùng Tham-Sân-Si, ba nghiệp tạo tác, vô lượng vô biên; chỗ làm tội ác, vô lượng vô biên, chỗ kết oan nghiệp, vô lượng vô biên, nguyện tất tiêu diệt, từ nay về sau, lập thệ nguyện sâu, mãi xa về pháp ác, thề không tái phạm. Chuyên tu thánh đạo, thề không thoái chuyển, thệ thành Chính Giác, thề độ chúng sinh. Đức Phật A Di Đà, dùng từ bi nguyện lực, xin biết cho con, xin thương xót con, xin gia hộ con; Nguyện con trong khi thiền quán, hay lúc ngủ mơ, thường được thấy Đức Phật A Di Đà, được Đức Phật A Di Đà rước về cõi tịnh, được Đức Phật A Di Đà dùng nước cam lộ làm phép quán đỉnh, phóng ánh hào quang, chiếu khắp thân con, lấy tay xoa đầu, lấy áo trùm thân, khiến các nghiệp chướng của con từ trước đến nay, thảy đều tiêu diệt, thiện căn tăng trưởng, phiền não tan không, vô minh dứt sạch, viên giác diệu tâm, tự nhiên khai ngộ, chân cảnh tịch quang, thường được hiện tiền, tới khi sắp sửa lâm chung, dự biết trước được, thân không một chút bệnh khổ ách nạn, tâm không một chút tham luyến mê hoặc, các căn sáng sủa, chính niệm phân minh, xả bỏ báo thân, an nhiên tự tại, như nhập thiền định. Đức Phật A Di Đà và đức Quán Âm, đức Đại Thế Chí cùng chư Thánh Hiền, phóng quang tiếp dẫn, đưa tay đón về, lâu các tràng phan, hương lạ nhạc trời, cảnh thánh Tây phương, hiện ra trước mắt, khiến cho chúng sinh, thấy và nghe thế, vui vẻ cảm thán, phát Bồ Đề tâm. Con lúc bấy giờ, ngồi tòa kim cương, tùy tòng sau Phật, chỉ trong khoảnh khắc, sinh về Cực Lạc, nơi Ao Thất Bảo, từ trong hoa Sen, hoa nở thấy Phật, thấy chư Bồ Tát, nghe pháp vi diệu, được Vô sinh nhẫn, ngay trong khi ấy, thừa sự chư Phật, thân được thụ ký, được thụ ký rồi, ba thân bốn trí, ngũ nhãn lục thông, vô lượng trăm nghìn, môn Đà La Ni, tất cả công đức, thảy đều thành tựu. Song chẳng vì nghỉ nơi an dưỡng, mà trở lại cõi Sa Bà, phân thân vô số, biến khắp mười phương, lấy bất khả tư nghì, thần lực tự tại, các pháp phương tiện, độ thoát chúng sinh, hàm linh li nhiễm, lại được tịnh tâm, đồng sinh Tây Phương, vào Bất Thoái Địa, đại nguyện như thế, thế giới vô tận, chúng sinh vô tận, nghiệp và phiền não, hết thảy vô tận, con nguyện vô tận, nguyện nay lễ Phật, phát nguyện tu trì công đức, hồi thí hữu tình, bốn ân tổng báo, ba cõi giúp đều, pháp giới chúng sinh, đồng thành chủng trí. ooo

 

TAM TỰ QUY

Con quy Phật rồi, nguyện cho chúng sinh thấu hiểu đạo lớn, phát tâm vô thượng. (1 lễ) o

Con quy Pháp rồi, nguyện cho chúng sinh thông thuộc Kinh tạng, trí tuệ như hải. (1 lễ) o

Con quy Tăng rồi, nguyện cho chúng sinh hòa hợp đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lễ) o

 

LẠY CHƯ THÁNH HIỀN

Nguyện đem công đức này 

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sinh

Đều trọn thành Phật đạo. ooo

Phật Sự Tản Viên tổng hợp

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares